Công Thức Tính Tiền Điện Trong Một Tháng

Công thức tính tiền điện trong một tháng

Tiền điện là con số mà hầu hết các gia đình quan tâm mỗi khi cuối tháng. Rất nhiều người quan tâm đến công thức tính tiền điện để chủ động nắm được số tiền mình cần chi trả để điều chỉnh cho tháng sau sử dụng các thiết bị được hợp lý hơn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ công thức tính tiền điện trong một tháng đơn giản dễ hiểu nhất để sử dụng điện một cách tiết kiệm.

Công thức tính tiền điện phụ thuộc vào cái gì?

Công thức tính tiền điện sẽ phải phụ thuộc vào số lượng điện thực tế mà gia đình bạn sử dụng trong kỳ ghi chỉ số (viết tắt là GCS), số ngày sử dụng thực tế và biểu giá bán điện.

Công thức tính tiền điện theo giá cũ và giá mới như sau:

Đối với khách hàng thực hiện ghi chỉ số công tơ tại thời điểm thực hiện giá mới (trước khi chốt chỉ số): sản lượng điện giá cũ căn cứ vào chỉ số được ghi tại thời điểm bắt đầu thực hiện giá mới. Chỉ só công tơ hay đồng hồ đo điện GCS trước liền kề. Sản lượng tính giá mới sẽ căn cứ vào chỉ số  ghi được tại thời điểm bắt đầu thực hiện giá mới, chỉ số công tơ của kỳ GCS hiện tại.

Nếu là khách hàng ký hợp đồng mua điện để phục vụ mục đích sinh hoạt và khách hàng, không thực hiện được việc GCS công tơ, tại thời điểm thực hiện giá mới, sản lượng điện để tính theo giá mới, giá cũ có công thức sau:

Sản lượng điện tính giá cũ = S/T x Nc (kwh).

Sản lượng điện tính giá mới = S – sản lượng điện tính giá cũ (kwh).

Trong đó, S là sản lượng điện tiêu thụ trong tháng tính tiền điện (kwh). T là số ngày sử dụng điện thực tế, được tính từ ngày GCS của tháng trước, liền kề đến ngày GCS của tháng tính tiền (đơn vị là ngày). Nc là số ngày tính giá cũ, tính từ ngày GCS của tháng trước liền kề cho đến ngày thực hiện giá mới, (đơn vị là ngày).

Công thức tính tiền điện định mức bậc giá sinh hoạt.

Ta có công thức tính tiền điện định mức bậc giá sinh hoạt như sau:

Mtci = Mqci/T x Nc x h(kwh)

Mtmi = Mqmi/T x Nm x h(kwh)

Các đơn vị được hiểu như sau:

Mtci là mức bậc thang cũ thứ i dùng để tính tiền điện (kwh).

Mtmi là mức bậc thang mới thứ i để  tính tiền điện (kwh)

Mqci là mức bậc thang thứ i, quy định theo biểu giá cũ (kwh)

Mqmi là mức bậc than thứ i được quy định theo biểu giá mới (kwh)

T là số ngày (theo lịch) của tháng trước liền kề ngày.

Nc là số ngày tính giá mới, được tính từ ngày thực hiện giá mới đến ngày GCS của tháng tính tiền.

h là số hộ dùng chung.

Theo phương pháp làm tròn, giá trị Mti sẽ được làm tròn.

Nếu như bạn đang thuê trọ riêng, với mức giá 3000 – 4000đ/ số điện, chỉ cần lấy tổng số điện dùng trong 1 tháng, nhân với số tiền/ số sẽ biết được tổng tiền mình cần trả/tháng.

Công thức tính tiền điện có thay đổi từ năm 2019 không?

Từ ngày 20/03/2019, giá điện đã chính thức tăng 8,36% so với giá bán bình quân hiện hành là 1.720,65 đồng/kwh). Vì thế, chúng ta vẫn có thể sử dụng công thức tính tiền điện cũ nhưng thay mức giá tiền mới để tính toán kết quả phù hợp nhất.

Mới mức giá điện hơn 1.800 đồng/số được coi là giá bán lẻ bình quân, khi các áp dụng cho các hộ gia đình sử dụng để sinh hoạt sẽ phải áp dụng công thức tính giá bậc thang. Tức là dùng càng nhiều sẽ phải trả tiền điện cao hơn.

Để kiểm tra điện lực có tính đúng số tiền điện mà gia đình bạn phải trả hàng tháng hay không, có thể sử dụng công thức tính tiền điện mà chúng tôi đã nêu ở trên. Hy vọng rằng, thông qua bài viết, bạn sẽ tự cân đối được số tiền chi trả cho sử dụng điện năng của gia đình để sử dụng tiết kiệm hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Secured By miniOrange