Bu Lông Là Gì

Tác dụng của bu lông là gì ?

 

Trong quá trình xây dựng, lắp ghép các chi tiết kĩ thuật, đường ống nước, đường điện,…chúng ta không thể thiếu những phụ kiện tuy nhỏ bé nhưng lại rất quan trọng. Ví dụ như bu lông. Bu lông là một sản phẩm không còn xa lạ với cơ số chúng ta. Khi lắp ghép các bảng điện, hệ thống cấp thoát nước, ta đều có thể thấy những bu lông các loại với các chất liệu đa dạng, kích thước phong phú.

 

Bu lông đa dạng và phổ biến như vậy, thế nhưng không phải mọi người đều hiểu về bu lông là gì, cấu tạo, chức năng chuyên dụng của nó cũng như khó khăn trong việc lựa chọn những chiếc bu lông phù hợp giữa hàng chục loại khác nhau. Chính vì vậy, bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn phần nào về boulon và đưa ra lựa chọn nhanh chóng, phù hợp nhất với công trình của mình.

 

Tìm hiểu về khái niệm bu lông

 

Bu lông là một trong những linh kiện không thể thiếu khi chúng ta cần lắp ghép các sản phẩm điện, hệ thống nước hoặc một số thiết bị phức tạp khác. Bu lông còn được gọi là boulon hoặc bulong, là một sản phẩm thuộc về cơ khí, có hình dáng thanh dài, tiện có các đường ren. Bu lông kết hợp với đai ốc sẽ tạo thành một phụ kiện dùng để liên kết, kết nối các chi tiết thành một hệ thống hoàn thiện, đầy đủ.

 

Nhờ có bu lông, các sản phẩm như kệ sắt, khung giàn của chúng ta được gắn vào tường hoặc kết nối với nhau chặt chẽ hơn và không bị lung lay hoặc rơi xuống gây nguy hiểm. Cấu tạo của nó cũng đã nói lên được cơ chế hoạt động của bulong, đó là sử dụng chính lực ép giữa các vòng ren và đai ốc lại với nhau để tạo một lực ma sát mạnh, khiến chúng khít chặt với nhau. Bu lông có khả năng khít chặt mạnh, có thể chịu được trọng lượng lớn mà không sợ bị bung, lỏng ốc, đảm bảo cho thiết bị có sự liên kết chặt chẽ, an toàn.

 

Phân loại các kiểu bu lông

 

Các bạn có thể lựa chọn bu lông theo nhu cầu và phù hợp với các thiết bị cần lắp ráp của mình. Bu lông có nhiều dạng đầu : đầu 6 cạnh, đầu hình tròn, đầu hình vuông, đầu hình bát giác. Trong đó bulong đầu 6 cạnh là loại được sử dụng phổ biến nhất, có thể áp dụng cho nhiều thiết bị khác nhau.

 

Ở mỗi một điều kiện môi trường cụ thể, bulong lại được sản xuất bằng vật liệu khác nhau để đảm bảo thích ứng được với điều kiện đó mà vẫn giữ được độ bền và chất lượng trong một thời gian dài. Chất liệu để làm bulong cũng rất đa dạng : bu lông đồng, bu lông thép, bu lông inox,…

 

Có một số loại bu lông được xử lý nhiệt để có được độ bền cao hơn như bu lông thép, hợp kim. Ngoài ra những loại bulong không cần xử lý nhiệt thì có độ bền thấp hơn, cường độ thấp hơn. Thông thường khi dùng cho những hệ thống cấp thoát nước hoặc với các thiết bị ngoài trời, người dùng thường lựa chọn loại bulong inox không gỉ, không bị biến đổi trong môi trường giàu tính axit, kiềm, bazo để đảm bảo không gây độc trong nguồn nước, có tuổi thọ lâu dài trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

 

Chất lượng của bu lông cũng quyết định độ bền của cả sản phẩm đó. Khi phân loại theo phương pháp chế tạo thì có 3 loại bulong chính : bu lông thô, bu lông nửa tinh và bu lông tinh. Bu lông thu được chế tạo bằng phương pháp thủ công do vậy không đạt được độ chính xác cao về các chi tiết như bu lông tinh. Bu lông được gia công bằng trang thiết bị cơ khí, nhờ đó nó có độ chính xác cao và chất lượng hơn, do vậy giá thành cũng đắt hơn. Khi kết nối các bộ phận bằng bu lông, có thể cho phép người dùng điều chỉnh, sửa chữa, tháo lắp dễ dàng, đem lại sự thuận tiện và ứng dụng hữu ích trong cuộc sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Secured By miniOrange