Tiêu Chuẩn BuLong

Khám phá những tiêu chuẩn bulong cần đạt được

Bu lông là một loại vật liệu không còn xa lạ gì đối với con người, nó đóng một vai trò quan trọng và được ứng dụng một cách rộng rãi. Từ linh kiện dùng để lắp nối các chi tiết máy móc, xe cộ cho đến những chi tiết nhỏ nhặt trong gia đình như máy quạt, các thiết bị điện… Chúng ta có thể thấy rằng bulong xuất hiện trong mọi mặt của đời sống nhưng không phải ai cũng hiểu hết về bulong. Cùng bài viết sau đây tìm hiểu về những tiêu chuẩn bulong cần có nhé!

Tiêu chuẩn về chất liệu để sản xuất bulong

Để có thể sản xuất ra những chiếc bulong chất lượng, đưa ra thị trường phục vụ cho các ngành sản xuất ô tô, máy móc, các công trình dự án, thì bulong cần đảm bảo đáp ứng được nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Nhưng trước hết nó phải đạt được tiêu chuẩn về chất liệu cấu tạo nên. Bulong được cấu tạo từ thép và mác thép sản xuất bulong cần phải tuân thủ theo quy định như sau:

– Đầu tiên, đối với các mác thép loại C10, C15, C20 mềm, dễ hàn, dễ rèn và nhập. Tuy nhiên độ bền lại không cao và bị ảnh hưởng nhiều bởi các tác động của môi trường. Vậy nên loại thép này chỉ được sử dụng để chế tạo các loại bulong cho các chi tiết chiu lực nhỏ.

– Đối với thép thấm than, chúng ta có thể sử dụng để chế tạo ra những loại bulong có thể chịu lực đồng thời chịu va đập tốt, chống chọi lại được với sự ăn mòn.

– Các loại bulong sử dụng trong các thiết bị nồi hơi, tuabin thưởng sử dụng loại thép bám chặt. Bởi lớp thép này có độ bám tốt, có khả năng làm kín các mối nối, nên được sử dụng ở những nơi có nhiệt độ cao.

– Bulong lục giác, đầu tròn ngày nay được chế tạo bởi các loại thép không gỉ.

Tiêu chuẩn về hình dạng, kích thước

Để nói về tiêu chuẩn hình dạng, kích thước của bulong thì chúng ta không thể nào đo lường bằng một con số cụ thể được. Bởi lẽ bulong có rất nhiều loại với những kích thước, độ dài và hình dạng khác nhau phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau.

Đối với bulong móng, kích thước của nó thường dao động trong khoảng từ M10 đến M72, chiều dài từ 300mm đến 2000 mm với nhiều hình dạng chữ L, J, U hoặc bulong thẳng, được cán ren dọc hết bulong hoặc chỉ cán ren một phần. Đối với bulong liên kết thì chúng thường sản xuất với đầy đủ các bộ phận như phần ren, đầu giác, phần thân…

Đặc biệt, trên bề mặt của mỗi chiếc bulong người ta đều sẽ phủ lên đó một lớp kẽm. Lớp kẽm này có tác dụng hạn chế sự oxi hóa, đồng thời tăng tuổi thọ và thời gian sử dụng cho bulong.

Tiêu chuẩn về cơ tính của bulong có thể bạn chưa biết

Một chiếc bulong chất lượng không chỉ cần phải đạt chuẩn về vật liệu chế tạo, hình dạng, cấu tạo, lớp ren mà nó cần đảm bảo cả vệ mặt cơ học như sau:

– Giới hạn bền nhỏ nhất là 110kg/mm2  và cao nhất là 130kg/mm2.

– Bulong cần đạt độ cứng trong khoảng từ 325 đến 388 HB.

– Độ co dãn tương đối lớn hơn hoặc bằng 8%.

– Độ dai lớn hơn hoặc bằng 5.

Đặc biệt quan trọng là sau khi chiếc bulong được sản xuất ra thì cần có quy trình kiểm tra nghiêm ngặt xem nó có đảm bảo được các quy chuẩn trên hay không, có bị khuyết tật ở nơi nào hay không?

Như vậy, sau khi đọc được những thông tin trên mà chúng tôi đã gửi đến, bạn đã có thể phân biệt đâu là loại bulong đạt chuẩn chất lượng rồi đúng không nào? Tiêu chuẩn về bulong là thông tin mà nhiều người hiện nay khá quan tâm, chính vì vậy mà bài viết trên đã cung cấp nhiều điều bổ ích.Với những kiến thức trên, bạn có thể sử dụng và lựa chọn loại bulong phù hợp với mục đích sử dụng của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Secured By miniOrange