Nội dung chính
Tại sao lại cần giấy chứng nhận xuất xưởng?
Trong các dự án công trình giao thông công cộng hay các dự án cung cấp thiết bị… thì công tác hồ sơ vật liệu đầu vào yêu cầu các vật liệu trong nước phải có giấy chứng nhận xuất xưởng của nhà sản xuất, chứng chỉ chất lượng đi kèm. Còn đối với hàng hóa vật liệu nhập khẩu, yêu cầu bắt buộc phải có CO CQ. Vậy những giấy tờ đó quan trọng như thế nào và tại sao bắt buộc phải có. Nếu không có thì ảnh hưởng gì không? Bài viết này sẽ cùng các bạn đi tìm câu trả lời cho vấn đề này.
Giấy chứng nhận xuất xưởng có phải là giấy CO không?
Câu trả lời ở đây là không. Chúng chỉ giống ở điểm đều là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Tuy nhiên nếu giấy chứng nhận xuất xưởng chỉ được dùng cho các vật liệu trong nước thì CO là viết tắt của cụm từ Certificate of Origin: Có nghĩa là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với các vật liệu nhập khẩu.
Đây là chứng từ được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước cho hàng hóa xuất khẩu và sản phẩm phải được sản xuất tại chính nước đó. Vì vậy, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải tuân thủ theo quy định của nước xuất khẩu và nước nhập khẩu hàng hóa đó. Tuy nhiên, đối với CO do nhà sản xuất cung cấp, là dạng không chính thống nên không được hưởng các chế độ ưu đãi thuế quan của các nước nhập khẩu hàng hóa đó.
Một mẫu chứng nhận xuất xứ chuẩn sẽ thể hiện các nội dung sau:
- Loại chứng nhận
- Thông tin công ty xuất khẩu và nhập khẩu
- Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về nước xuất khẩu
- Hình thức vận chuyển (by Sea / air)
- Tiêu chí hàng hóa
CO có vai trò rất quan trọng trong việc:
- Giúp chứng minh nguồn gốc hàng hóa, vật liệu đúng với hợp đồng đã ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu.
- Là căn cứ để xác định thuế quan hay áp dụng mức chống phá giá hay trợ giá.
- Căn cứ để thống kê thương mại và duy trì hạn ngạch giữa các quốc gia.
Một số dạng mẫu CO thường được sử dụng tại Việt Nam, đó là:
CO form A: hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP
CO form B: hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không được hưởng ưu đãi
CO form D: hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT
CO form E: hàng xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc (ASEAN + 1)
Giấy chứng nhận chất lượng của sản phẩm.
Có giấy chứng nhận sản xuất rồi đã đủ chưa hay cần thêm loại giấy tờ nào khác? Chúng ta phải đưa ra thêm một tờ giấy nữa đó là giấy chứng nhận chất lượng sản phảm do các công ty trong nước sản xuất. Còn đối với những nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài, chúng ta có quyền đòi hỏi họ tờ giấy CQ.
CQ là viết tắt của Certificate of Quality: Là loại giấy tờ xác nhận rằng hàng hóa có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn của nhà sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế. Chứng nhận này để người bán thể hiện cam kết của mình với người mua về chất lượng của hàng hóa. Chứng từ này không bắt buộc trong hồ sơ hải quan. Với một số mặt hàng nhập khẩu, khi bạn làm thủ tục kiểm tra chất lượng nhà nước (chẳng hạn đăng kiểm xe máy chuyên dùng), thì phải nộp CQ trong hồ sơ đăng ký.
Như vậy CO/CQ là 2 loại giấy chứng nhận có vai trò khác nhau, tuy nhiên 2 thuật ngữ này thường được nói liền với nhau như một thói quen để nói về nguồn gốc xuất xứ và chất lượng của thiết bị hay vật liệu. Và chúng là những giấy tờ đủ để chứng minh xuất xứ và chất lượng của sản phẩm.