Các Công Thức Tính Cường Độ Dòng Điện

Các công thức tính cường độ dòng điện

Điện là một khái niệm đã quá quen thuộc với chúng ta trong cuộc sống thường ngày. Những kiến thức về điện, chúng ta đều đã được học ở trung học. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng ôn lại và củng cố các kiến thức về điện, về các công thức tính cường độ dòng điện để áp dụng, xử lý và giải các bài toán liên quan đến điện.

Cường độ dòng điện được hiểu như thế nào?

Cường độ dòng điện, chính là đại lượng đặc trưng cho sự tác dụng mạnh hay yếu của dòng điện. Cường độ dòng điện còn được xác định bằng thương số giữa điện lượng ∆q, được dịch chuyển qua tiết diện thẳng của 1 vật dẫn, trong một khoảng thời gian ∆t và khoảng thời gian đó.

Cường độ dòng điện gồm cường độ dòng điện không đổi và cường độ dòng điện hựu dụng. Cường độ dòng điện không đổi, là cường độ dòng điện có gí trị không thay đổi theo thời gian. Còn cường độ dòng điện hiệu dụng của dòng điện xoay chiều, là đại lượng có giá trị bằng cường độ của một dòng điện không đổi, sao cho khi đi qua cùng một điện trở R, công suất tiêu thị trong R bởi hai dòng điện đó là như nhau.

Để đo cường độ dòng điện, dụng cụ cần sử dụng là ampe kế. Đơn vị đo là ampe, ký hiệu là A.Vậy công thức tính cường độ dòng điện không đổi và cường độ dòng điện hiệu dụng có khác nhau hay không? Hãy cùng tìm hiểu.

Các công thức tính cường độ dòng điện

 

  • Thứ nhất, công thức tính cường độ dòng điện của dòng điện không đổi:

 

Ta có công thức như sau:      I = q/t (A)

Trong đó ; I là cường độ dòng điện không đổi (A). q là điện lượng dịch chuyển qua tiết diện phẳng vật dẫn (C) và t là thời gian điện lượng chuyển qua tiết diện phẳng vật dẫn (s).

 

  • Thứ hai, công thức tính cường độ dòng điện hiệu dụng:

 

Ta có công thức như sau:     I = I0/2

Trong đó, I là cường độ dòng điện hiệu dụng và I0 là cường độ dòng điện cực đại.

 

  • Thứ ba, công thức tính cường độ dòng điện theo định luật Ôm:

 

Ta có công thức như sau:     I = U/R

Trong đó, I là cường độ dòng điện, đo bằng đơn vị A, U là hiệu điện thế, đo bằng đơn vị V và R là điện trở, đo bằng đơn vị

 

  • Thứ tư, cường độ dòng điện trong đoạn mạch theo định luật Ôm:

 

Nếu là mắc nối tiếp, ta có:      I = I1 = I2 = … = In

Nếu là mắc song song, ta có:     I = I1 + I2 + … + In

Ngoài ra, hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng hoặc giảm bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng hoặc giảm bấy nhiêu lần. Đây chính là sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.

Các công thức tính cường độ dòng điện có ứng dụng như thế nào?

Sử dụng các công thức tính cường độ dòng điện sẽ biết được độ mạnh, yếu của dòng điện thông qua kết quả tính toán được.Kết quả các cao cho thấy dòng điện càng lớn và ngược lại. Tính cường độ dòng điện hay sử dụng các thiết bị đo dòng điện để giữ cho cường đọ dòng điện ổn định. Qua đó, cũng giúp bạn biết cách sử dụng, bảo vệ các thiết bị điện để sử dụng được lâu bền hơn.

Dựa vào việc đo và tính toán cường độ dòng điện, ta cũng có thể biết được độ mạnh yếu của dòng điện có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người hay không để có các biện pháp phòng tránh an toàn.

Dựa vào các công thức tính cường độ dòng điện, học sinh cũng có thể vận dụng để giải các bài tập vật lý từ cơ bản cho tới nâng cao, trong chương trình môn vật lý.

Hy vọng rằng, với những thông tin đã cung cấp trong bài viết này, sẽ góp phần cải thiện và bổ sung kiến thức cho bạn về cường độ dòng điện và công thức tính.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Secured By miniOrange