Mã lực và cách quy đổi

Bạn đã biết gì về mã lực và cách quy đổi 1 ngựa bằng bao nhiêu w chưa?

Đã bao giờ bạn dành chút thời gian quan tâm và tìm hiểu về mã lực, cách quy đổi 1 ngựa bằng bao nhiêu w chưa? Hay phải chăng chỉ có những bạn học sinh, sinh viên và các bạn kỹ thuật hay làm trong phòng thí nghiệm mới quan tâm đến vấn đề này.Thực tế thì đây cũng không có gì lạ bởi đây là kiến thức ít áp dụng vào đời sống mà đa phần chỉ áp dụng trong thí nghiệm mà thôi. Hãy cùng bài viết sau đây điểm lại những thông tin cơ bản về mã lực nhé!

Mã lực là gì? Các loại mã lực.

Mã lực  hay còn gọi là sức ngựa, được dịch từ tên tiếng Anh là “horse power” là một đại lượng để đo công suất. Công suất là tốc độ hoàn thành công việc, quyết định việc một chiếc xe lên dốc với tốc độ nhanh hay chậm, xe nào lên trước, xe nào lên sau. Có lẽ chính vì vậy mà người ta vẫn hay thường gọi là ngựa, là tiếng lóng của một số dân kỹ thuật. Khái niệm mã lực được đưa ra vào năm 1782 do nhà vật lý học James Watt.

Mã lực được hiểu là đơn vị dùng để chỉ công suất, viết tắt là HP. Động cơ của một chiếc xe có mã lực càng lớn thì nó di chuyển càng nhanh, tăng tốc tốt hơn những chiếc xe có mã lực thông thường. Trước đó, khi James Watt phát minh ra đại lượng này thì nó được dùng để chỉ sức mạnh của động cơ hơi nước có thể thay thế được bao nhiêu con ngựa. Sau này, nó được mở rộng hơn áp dụng cho sức mạnh dầu ra của các động cơ xe hơi, mô tơ điện và một số loại máy móc khác.

Một định nghĩa khác, mã lực là công cần thiết để nâng khối lượng 75 kg lên độ cao 1m trong thời gian 1 giây. Dó đó, ta có công thức: 1 HP = 74 kgm/s.

– Một số loại mã lực:

+ Mã lực điện được dùng cho các máy điện

+ Mã lực cơ học chỉ công suất của máy.

+ Mã lực hệ mét

+ Mã lực nồi hơi: chỉ công suất của lò hơi.

+ Mã lực thủy lực: công suất cơ học cần thiết để tạo ra tốc độ dòng chảy

+ Mã lực thanh kéo: sức mạnh đầu máy có thể di chuyển một vật nào đó như xe lửa hoặc máy kéo trong nông nghiệp.

Trong đó mã lực cơ học là phổ biến nhất trong ngành công nghiệp xe hơi. Nó khai sinh tại nước Đức sau đó mở rộng sang Châu Âu và châu Á. Ở Đức thì mã lực có ký hiệu là PS, ở Pháp ký hiệu là CV, ở Hà Lan ký hiệu là PK.

1 ngựa bằng bao nhiêu w?

Trong vật lý, người ta hay viết tắt mã lực là HP nhưng ngày nay các nhà sản xuất thường ghi công suất động cơ là bhp, khiến nhiều người lẫn lộn không biết cái nào mới là đúng. Thực ra, bhp là dùng để chỉ công suất xác định bằng lực kế hãm. Loại lực kế này được gắn ở đầu trục cơ, sau đó sẽ hãm vòng quay của trục cơ lại để đo lực xoắn của động cơ trong một khoảng thời gian nhất định.

Để đổi đơn vị của mã lực thì người ta sử dụng các hệ số như sau:

1 HP = 1 ngựa = 0.745699872 KW = 745.699872 W

1000 W = 1 KW = 1.34102209.

Bạn có dựa theo hệ số để có thể đổi được 2 ngựa, 3 ngựa, 4 ngựa bằng bao nhiêu Oát. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng những phần mềm, app đổi đơn vị đo công suất để dùng mà không cần phải nhớ và làm thủ công bằng tay như cách ở trên.

Mã lực ngày nay chủ yếu chỉ xuất hiện trong các ngành công nghiệp điện, công nghiệp xe hơi, vì vậy mà đối với con người còn khá xa lạ về nó. Chúng tôi đã kịp thời thông tin đến bạn một số thông tin cần thiết để bạn hiểu và nắm rõ hơn về mã lực.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Secured By miniOrange