Khái Niệm Suất Điện Động Là Gì

Khái niệm suất điện động là gì? Loại suất điện động.

Trong chương trình vật lí lớp 11, chắc chắn là bạn đã được học về phần suất điện động và những kiểu suất điện động thường gặp. Tuy nhiên thì không phải ai từng học qua thì cũng sẽ hiểu rõ về suất điện động. Vậy thì khái niệm suất điện động là gì?

Khái niệm về suất điện động

 

Trong vật lí thì suất điện động cảm ứng của nguồn điện được coi là một đại lượng đặc trưng, suất điện động sẽ là đơn vị duy nhất được sử dụng để biểu diễn cho khả năng thực hiện công của dòng điện trong mạch kín đó. Suất điện động sẽ được sử dụng công A của một lực lạ khác để đo, trong quá trình thực hiện thì nó sẽ làm dịch chuyển một điện tích dương q ở bên trong nguồn điện đó, dịch chuyển từ cực âm sang cực dương và đến độ lớn cuả điện tích dương q đó.

Suất điện động cảm ứng ở trong mạch kín

 

Trong ngành vật lí, bạn sẽ thường xuyên gặp 1 loại suất điện động là suất điện động cảm ứng ở trong mạch kín. Vậy bản chất của suất điện động cảm ứng ở trong mạch kín là gì?

Khái niệm về suất điện động cảm ứng ở trong mạch kín.

 

Suất điện động cảm ứng ở trong mạch kín có nghĩa là khi có sự xuất hiện của dòng cảm ứng ở trong một mạch kín, mạch kín này được kí hiệu là C, khi có dòng cảm ứng xuất hiện thì chứng tỏ là ở trong mạch kín C này đã có tồn tại một dòng điện. Người ta gọi suất điện động của mạch kín C là suất điện động cảm ứng.

Vậy bạn có thể định nghĩa về suất điện động cảm ứng như sau:

Suất điện động cảm ứng có nghĩa là suất điện động sinh ra một dòng điện mà dòng điện đó ở trong mạch kín, người ta gọi là suất điện động cảm ứng.

Định luật Fa-ra-day trong suất điện động cảm ứng

 

Giả sử nếu như ở trong mạch kín C, bạn sẽ đặt trong một từ trường, khi mà từ thông qua mạch biến thiên một đại lượng  ∆Φ trong một khoảng thời gian nhất định nào đó, được kí hiệu là ∆t. Nếu như trong quá trình quan sát, sự biến thiên từ thông này lại được thực hiện bằng cách dịch chuyển một mạch nào đó. Trong sự dịch chuyển thì lực tương tác sẽ liên tục tác dụng lên mạch C, và sau đó thì lực tác dụng này đã sinh ra một công, nó được kí hiệu là ∆A. Khoa học đã chứng minh ra là ∆A  = i∆Φ

Đặt I là cường độ của dòng điện cảm ứng trong mạch điện. Nếu như bạn áp dụng theo định luật len – xơ thì nếu như lực từ tác dụng lên một mạch C thì nó sẽ luôn cản trở chuyển động tạo để có thể tạo ra biến thiên từ thông. Vậy, nếu như bạn muốn thực hiện sự dịch chuyển của mạch C này thì phải có ngoại lực tác dụng lên C và đồng thời thì ngoại lực này sinh 2 công là công thắng và công cản của lực từ.

Công thức:

∆A’ = -∆A = -i∆Φ

Công ∆A’ có một độ lớn bằng tổng phần năng lượng có được do bên ngoài cung cấp vào trong cho mạch C và sau đó thì nó sẽ được chuyển hóa thành điện năng của suất điện động cảm ứng ec cũng tương tự như điện năng ban đầu do một nguồn điện sản ra trong khoảng thời gian nó hoạt động ∆t.

Độ lớn của một suất điện động cảm ứng sẽ được xuất hiện trong một mạch kín, độ lớn của suất điện động sẽ được tỉ lệ với tốc độ biến thiên của từ thông khi nó đi qua mạch kín đó.

Phát biểu trên đây được ngành vật lí học gọi là định luật cơ bản của hiện tượng cảm ứng điện trong mạc kí, lấy từ – định luật Fa-ra-day.

Với những kiến thức trên về suất điện động cảm ứng thì bạn vừa nắm rõ và hiểu về bản chất của suất điện động và bạn cũng biết thêm về nguyên lí hoạt động của nó với định luật fa-ra-day.

 

Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/ly-thuyet-suat-dien-dong-cam-ung-c62a6639.html#ixzz5xlb0BN6v

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Secured By miniOrange