Cách Lắp Máy Giặc

Hướng dẫn cách lắp máy giặt đơn giản

Để giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho con người, máy giặt được ra đời và sử dụng ngày càng phổ biến. Hầu như mọi gia đình hiện nay đều sử dụng máy giặt để xử lý những quần áo bẩn hàng ngày. Không chỉ nhanh, tiết kiệm thời gian, máy giặt có thể giặt rất sạch ngay cả những chất bẩn bám chặt, vắt kiệt nước và tạo cảm giác sạch sẽ, thơm tho cho áo quần. 

Trên thị trường cung cấp rất nhiều hãng máy giặt với nhiều chức năng ngày càng được nâng cấp tân tiến, giá thành cũng rất phong phú, kích thước đa dạng đáp ứng cho mọi kiểu nhà, mọi không gian. Khi mua máy giặt, bạn sẽ được nhân viên tư vấn lựa chọn sản phẩm và được lắp đặt tại nhà mà hoàn toàn không mất phí. Thế nhưng để giúp các bạn tìm hiểu được cặn kẽ cũng như để giám sát quá trình lắp đặt của thợ, bài viết này sẽ đưa ra các bước cụ thể cách lắp máy giặt và những lưu ý khi lắp máy giặt quần áo cho gia đình mình.

 

Cần lưu ý gì trước khi bắt tay lắp máy giặt ?

Đầu tiên, bạn cần lưu ý khi chọn nơi lắp đặt máy giặt. Thông thường, người sử dụng thường đặt máy ở gần nhà tắm để tiện lợi khi tắm xong có thể đem quần áo bỏ vào máy ngay. Thế nhưng đây lại là vị trí ẩm thấp, không an toàn cho các thiết bị điện, khi sử dụng có thể gây chập cháy nếu dây điện, ổ điện tiếp xúc với nước. Do vậy, nên đặt máy giặt ở nơi khô ráo, thoáng mát như sân thượng để đảm bảo an toàn nhất.

Kiểm tra các thiết bị điện và nguồn điện của gia đình để đảm bảo cung cấp được công suất đủ để máy giặt hoạt động trơn tru và hiệu quả. Hơn nữa, nơi đặt ổ điện cần ở trên cao, cách mặt đất khoảng 1-2 mét, đặt máy cách tường từ 10-15 cm để trong quá trình hoạt động, máy rung không bị áp chặt vào tường.

 

Các bước lắp đặt máy giặt chính xác và nhanh chóng

Trước khi bắt tay vào lắp đặt, bạn cần tìm hiểu về cấu tạo của máy giặt. Một chiếc máy giặt có cấu tạo gồm các bộ phận sau : nắp máy giặt, thùng vắt, ống cấp nước, đầu nối đặc biệt, bộ lọc xơ vải, mâm giặt, tấm chắn chuột, chân đế, chân điều chỉnh, ngõ nước vào, phích cắm điện, dây điện, ống xả, bảng điều khiển, công tắc nguồn và khung máy

– Bước 1 : Tìm hiểu cấu tạo của máy và kiểm tra những phụ kiện, thiết bị đi kèm được đặt trong máy. Việc này rất quan trọng để đảm bảo máy giặt có đủ thiết bị và khi lắp đặt không bị thiếu sót.

– Bước 2 : Kiểm tra áp lực của đường nước, xem xét xem máy bơm có thể bơm nước thường xuyên và ổn định vào ống cấp nước của máy hay không. Máy giặt chỉ hoạt động trơn tru khi được cấp nước liên tục, do vậy cần kiểm tra cả đường cấp nước và thoát nước.

– Bước 3 : Kiểm tra độ cân bằng của máy trên bề mặt tiếp xúc, lay nhẹ máy để xem có bị lung lay hay rung lắc hay không. Sau đó thực hiện lắp ống nước vào các đầu nối, cố định mối nối thật chặt chẽ để nước không bị rò rỉ trong quá trình sử dụng.

Giữ cho ống thoát nước thải luôn thẳng bằng cách đặt ống sát mặt đất để ống không bị xoắn gập hoặc rối với nhau.

– Bước 4 : khởi động và chạy thử máy giặt : trước khi đưa vào sử dụng, bạn cần test tình trạng hoạt động của máy : Quan sát và nghe xem máy có bị rung lắc dữ dội hoặc phát ra tiếng động lớn khi giặt hay không. Chờ máy giặt xong để kiểm tra nước có bị rò rỉ hoặc tắc nghẽn hay không. Chú ý thường xuyên kiểm tra các điểm mấu nối để đảm bảo nước không bị rò, gây nguy hiểm cho nguồn điện và ngăn chặn nguy cơ cháy nổ.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Secured By miniOrange