Tìm hiểu về bulong: Phân loại và ứng dụng cần biết Trong lĩnh chế tạo các sản phẩm cơ khí, bulong luôn là một trong linh kiện cơ bản. Vậy bulong là gì? Linh kiện này được phân loại và ứng dụng như thế nào trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp? Điện Nước Viki sẽ cùng đi phân loại và tìm hiểu những ứng dụng quan trọng của bulong.
Nội dung chính
Bulong là gì?
Bulong hay còn được biết đến với tên gọi khác là bu lông. Bu lông tiếng Anh còn có thể hiểu là bolts. Đây là một linh kiện cơ khí quan trọng để lắp ráp, đấu nối các chi tiết cơ khí thành một khối thống nhất. Bulong hay còn được biết đến với tên gọi khác là bu lông Bu lông thường thiết kế theo dạng hình trụ. Trong đó một đầu của bulong có thể gồm 6 cạnh. Đầu còn lại có các ren vặn thường gọi là vít. Phần vít sẽ có đường ren ăn khớp với đai ốc.
Ứng dụng của bulong
Những mối ghép bằng bulong có khả năng chịu lực với trọng tải lớn. Đồng thời những mối ghép nãy còn có tính ổn định, ít khi bị biến dạng và độ bền cũng khá tốt. Những mối ghép bằng bulong có khả năng chịu lực với trọng tải lớn Ngoài ra thao tác lắp đặt ghép, tháo rời bu lông cũng rất dễ thực hiện chứ không phức tạp như một số phương pháp ghép nối khác. Nhờ vào ưu điểm này mà nhiều thiết bị máy móc từ công nghiệp, xây dựng, các công trình giao thông,.. Đều sử dụng đến bulong để kết nối các bộ phận lại với nhau. Nói chung, đây là loại linh kiện được sử dụng ở mọi lĩnh vực trong cuộc sống.
Phân loại các loại bulong
Bulong hiện nay được phân loại chủ yếu dựa vào vật liệu chế tạo, chức năng, phương pháp chế tạo và độ chính xác. Nắm rõ đặc tính của từng loại bu lông sẽ giúp bạn lựa chọn được loại linh kiện ghép nối phù hợp. Các loại bulong được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
Phân loại bulong dựa vào vật liệu chế tạo
Dựa vào từng điều kiện làm việc, nhu cầu ghép nối mà bulong có được chế tạo từ nhiều loại vật liệu. Trong đó những vật liệu phổ biến nhất phải kể đến như thép cacbon, thép hợp kim, đồng, inox,..
Bulong chế tạo từ hợp kim và kim loại màu (nhôm, kẽm, đồng)
Đây là loại bu lông được sản xuất nhằm phục vụ cho những ngành công nghiệp đặc biệt. Chẳng hạn như sản xuất điện, chế tạo thiết bị hàng không, xử lý nước thải, sản xuất nước sạch.
Bulong chế tạo từ cacbon và thép thép hợp kim
Bu lông sản xuất từ cacbon và thép hợp kim thường chia thành 2 loại theo phương pháp xử lý. Gồm loại đã qua xử lý nhiệt và loại chưa qua xử lý nhiệt.
- Bulong đã qua xử lý nhiệt: Đây là loại bu lông có độ bền khá cao với cấp độ bền 8.8, 10.9 và 12.9. Vật liệu sản xuất sẽ là thép hợp kim hay nhưng loại vật liệu có độ bền thấp. Nhưng sau quá trình xử lý nhiệt sẽ đạt độ bền theo yêu cầu của người dùng.
- Bulong chưa qua xử lý nhiệt : Loại bu lông này độ bền không cao bằng loại đã qua xử lý nhiệt với cấp độ bền 4.8, 5.6 và 6.6. Chất liệu thép sau quá trình gia công vẫn giữ được những đặc tính ban đầu.
Phân loại bulong theo chức năng
Bên cạnh dựa vào chất liệu, người ta còn phân loại bu lông dựa vào vào chức năng. Bao gồm bu lông liên kết và bu lông tiết kết cấu.
- Bulong liên kết: Loại bulông này thực hiện nhiệm vụ chính là liên kết các chi tiết. Theo đó phần lực chịu tải thường là lực theo lực của trục dọc. Lực cắt vẫn có nhưng không nắm giữ vai trò chính. Bu lông liên kết được sử dụng phổ biến để liên kết các bộ phận của thiết bị máy cố định.
- Bulong kết cấu: Đây là loại bu lông sử dụng phổ biến trong các bộ khung chịu tải ở dạng lực chuyển động. Trong đó những bộ phận liên kết vừa chịu tải theo lực cắt và vừa chịu tải lực trục dọc.
Phân loại bulong dựa vào phương pháp chế tạo và độ chính xác
Bulong phân loại theo phương pháp chế tạo và độ chính xác sẽ chia thành 5 dạng chính.
- Bulong siêu tinh: Sản xuất theo một quy trình đặc biệt nhằm đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất về độ chính xác. Bu lông siêu tĩnh được ứng dụng trong những các lĩnh vực sản xuất chế tạo đặc biệt, độ dung sai khi lắp ghép cực kỳ nhỏ, tùy vào từng ngành chế tạo.
- Bulong tinh: Loại bulong này chế tạo theo phương pháp cơ khí với độ chính xác cao. Trong các ngành công nghiệp chế tạo hiện nay nay đều sử dụng bulông tinh.
- Bulong nửa tinh: Bu lông nửa tinh được chế tạo từ các cây thép tròn. Người sẽ gia công phần đầu và bề mặt để làm biến mất đi bavia.
- Bulong thô: Loại bu lông này cũng được chế tạo từ các cây thép tròn. Trong đó phần đầu sẽ được dập nguội hoặc dập nhiệt hay sử dụng đến phương pháp rèn. Tiếp theo để tạo phần ren, người ta thường dùng đến phương pháp tiện hoặc máy cán. Vì sản xuất theo phương pháp thủ công nên độ chính xác của bulong thông không cao. Vậy nên loại bu lông này chủ yếu sử dụng để ghép nối những linh kiện không quan trọng.
Tìm hiểu tiêu chuẩn bu lông DIN
DIN (Deutsches Institut fur Normung) là một trong những hệ thống tiêu chuẩn phổ biến tại nhiều quốc gia. Cùng với tiêu chuẩn ISO, tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS,.. Cần loại bu lông, đai ốc hiện nay đều sản dựa theo quy định của tiêu chuẩn DIN. Dưới đây là một số tiêu chuẩn bu lông DIN mà bạn nên nắm rõ. Bảng kích thước bulong theo tiêu chuẩn DIN 933
- DIN 933: Bộ tiêu chuẩn áp dụng cho những loại bu lông có ren trên toàn bộ phần thân của bu lông.
- DIN 588: Đây cũng là bộ tiêu chuẩn áp dụng cho những loại bu lông có ren trên toàn bộ phần thân. Nhưng bảng kích thước của DIN 588 lại không phong phú bằng DIN 933.
- DIN 911: Bộ tiêu chuẩn dành cho loại bu lông không có ren trên toàn phần thân mà vẫn để lại một đoạn trơn. Bu lông sản xuất theo quy chuẩn kích thước DIN 911 phù hợp để ghép đôi những bề mặt lớn, mối ghép không quá dài.
- DIN 601: Cũng tương tự như bu lông theo quy chuẩn DIN 911 những bảng kích thước không đa dạng bằng.
- DIN 912: Đây là những loại bu lông có 6 cạnh cạnh chìm (lục giác chìm)
- DIN 604: Quy chuẩn dành cho những loại bu lông mà phần đầu có dấu.
- DIN 603: Các loại bu lông có thân tròn nhưng cổ lại là khối vuông nhằm tương thích với nhiều loại mối ghép.
- DIN 444: Đây là những loại bu lông móc sử dụng trong những chi tiết chuyển động trong kết cấu máy.
- DIN 7380: Những loại bulong có 6 cạnh chìm với đầu MO
Điện Nước Viki – Thế giới bulong, thiết bị điện nước dành cho bạn
Bạn có thể tìm mua các loại bulong ở bất kỳ cửa hàng điện nước nào. Tuy nhiên với những loại bu lông đòi hỏi tính chính xác cao thì một số cửa hàng nhỏ lẻ khó mà cung cấp đúng hàng chính hãng. Lúc nào, bạn hãy tin tưởng lựa chọn đơn vị uy tín như Điện Nước Viki.
Điện Nước Viki – Thế giới bulong, thiết bị điện nước dành cho bạn
Điện Nước Viki tự hào là một trong những đơn vị phân phối các mặt hàng điện nước hàng đầu tại TPHCM. Các sản phẩm tại Viki luôn có chất lượng đảm bảo, giá này phải chăng. Trong đó các loại bulong mà Viki đang bày bán đều sở hữu kích thước đúng theo tiêu chuẩn DIN. Những mẫu bu lông này sẽ tương thích với nhiều chủng loại chi tiết cần ghép nối. Đến với Viki, bạn sẽ tìm thấy nhiều loại bu lông phổ biến như bu lông vòng, bu lông m12,.. Và nhiều dòng sản phẩm chất lượng khác. Bài viết vừa tổng những thông tin về phân loại và ứng dụng bulong. Đường dây hotline: 0933320468 luôn sẵn sàng giải mọi thắc mắc của bạn!
Cam kết của Công Ty Viki – Công ty chuyên cung cấp thiết bị điện, vật tư nước lớn tại TPHCM
Công Ty Viki là đại lý, nhà phân phối thiết bị điện, vật tư nước khu vực TPHCM, cũng như toàn quốc. Sản phẩm chúng tôi được bảo hành chính hãng:
– Chúng tôi cam kết giá cạnh tranh
– Giao hàng nhanh
– Sản phẩm chính hãng (mới 100%)
– Tư vấn nhiệt tình
– Bảo hành 1-2 năm, đổi trả linh hoạt
– Có chứng chỉ CO,CQ.
– Có xuất hóa đơn VAT
CÔNG TY CỔ PHẨN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VIKI
XEM THÊM: