Ký hiệu điện

 

Tìm hiểu các ký hiệu điện thường dùng trong sơ đồ mạch điện 

Hiện nay, bất cứ công trình, kiến trúc nào cũng đòi hỏi việc thi công, lắp đặt hệ thống điện hoàn chỉnh. Bởi điện đã trở thành một nguồn không thể thiếu trong cuộc sống. Và để việc đi đường dây điện thuận tiện nhất thì bản vẽ kỹ thuật đóng vai trò quan trọng. Hiểu được các sơ đồ mạch điện đó, bạn cần phải biết về chức năng của các ký hiệu điện. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các ký hiệu đã được tiêu chuẩn hóa để thể hiện dây điện, đồ dùng điện.

Ký hiệu điện là gì? 

Ký hiệu điện hay còn được gọi là biểu tượng điện, chính là những hình ảnh biểu diễn các phần tử trong sơ đồ mạch điện. Bao gồm các thiết bị điện và điện tử như dây điện, điện trở, tụ điện, cảm ứng từ điện,… Những thành phần đơn giản thường được ký hiệu với mục đích thể hiện được tính năng của linh kiện đó. Mot so ky hieu dien co ban ma ban can biet Một số ký hiệu điện cơ bản mà bạn cần biết Các biểu tượng điện khác nhau ở mỗi quốc gia và đã thay đổi qua các thời kỳ khác nhau. Thế nhưng, bây giờ các ký hiệu trong mạch điện điều khiển đã được biểu diễn theo một mức độ tiêu chuẩn quốc tế. Trên thực tế, các hệ thống điện, đặc biệt là mạng điện dân dụng không sử dụng quá nhiều thiết bị. Chính vì thế, bạn cần nên nắm vững những ký hiệu về điện cơ bản. Ngoài ra, cũng cần tìm hiểu thêm về nguyên tắc hoạt động, chức năng cũng như phương pháp lắp đặt. Từ đó  đảm bảo việc thi công, lắp đặt thuận tiện hơn.

Tiêu chuẩn cho các ký hiệu

Có thể bạn chưa biết, mỗi dụng cụ điện trong sơ đồ mạch điện sẽ được ký hiệu theo nhiều cách khác nhau. Hiện nay có rất nhiều tiêu chuẩn cho biểu tượng điện được công nhận mang tính quốc gia và cả quốc tế. Và dưới đây là một số tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi mà bạn cần biết:

IEC 60617 (còn gọi là British Standard BS 3939)

Đây là tiêu chuẩn quốc tế về các ký hiệu điện được công nhận rộng rãi hiện nay. Tiêu chuẩn này được Uỷ ban kỹ thuật điện quốc tế (International Electrotechnical Commission) ban hàng. Aps dụng cho các thiết bị phát sáng và các thiết bị cần dùng điện.

IEEE Std 91/91a

Tiêu chuẩn này thiết lập các biểu tượng và ký hiệu đồ họa được quốc tế phê duyệt để thể hiện các chức năng của thiết bị điện. Các biểu tượng này cho phép người dùng hiểu các đặc điểm logic của các chức năng hoặc thiết bị này mà không yêu cầu kiến thức cụ thể về các đặc điểm bên trong của chúng.

ANSI Standard Y32 (còn gọi là IEEE Std 315)

Đây là bộ tiêu chuẩn Mỹ do Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ (American National Standards Institute) đưa ra. Tiêu chuẩn này cung cấp cơ sở để chỉ ra vị trí vật lý và và sự sắp xếp các phần của hệ thống dây. Ngoài ra, ANSI Standard Y32 còn xác định các yêu cầu vật lý cho các loại vật liệu khác nhau để đáp ứng yêu cầu lắp đặt điện trong các tòa nhà.

Australian Standard AS 1102

Đây là tiêu chuẩn cho các biểu tượng đồ họa trong tài liệu kỹ thuật điện. Bao gồm các thông tin chung và chỉ số chung của thiết bị. Tiêu chuẩn này được ban hành bởi Ủy ban Tiêu chuẩn chung của Úc. Mục tiêu là để cung cấp cho người dùng các tài liệu kỹ thuật điện với đồ họa biểu tượng cho dây dẫn và thiết bị kết nối trong trình bày sơ đồ kỹ thuật điện.

Hệ thống các ký hiệu điện được sử dụng phổ biến 

Vậy có bao nhiêu biểu tượng điện thường được sử dụng trong các bản vẽ điều khiển? Để việc tìm hiểu các ký hiệu đơn giản hơn, người ta đã phân chia hệ thống biểu tượng thành 5 phần. Đó là linh kiện thụ động, linh kiện chủ động, máy phát, cắt điện, mạch tích hợp và đèn điện tử chân không. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về các biểu tượng này.

Linh kiện bị động

He thong cac ky hieu ve linh kien thu dong trong so do mach dien Hệ thống các ký hiệu về linh kiện thụ động trong sơ đồ mạch điện  Linh kiện bị động hay thụ động là những linh kiện không thể cấp nguồn vào các mạch điện được kết nối. Thậm chí chúng cũng không có khả năng phát năng lượng trừ khi có nguồn điện sẵn kết nối với mạch. Chính vì thế không thể khuếch đại linh kiện bị động dù chúng có thể giúp tăng điện áp. Hầu hết các linh kiện thụ động đều là loại có hai đầu nối. Hệ thống linh kiện thụ động gồm điện trở, tụ điện, cảm ứng điện từ, cảm biến, transducer, biến áp (biến áp tăng, giảm, ở giữa, tự ngẫu,…) Ngoài ra còn có những biểu tượng về các thiết bị như loa, microphone, buzzer, nối đất. Mỗi thiết bị sẽ có một ký hiệu điện khác nhau được biểu diễn theo quy ước.

Linh kiện chủ động

Linh kiện chủ động gồm hai phần chính là điốt và transistor Ngược lại với linh kiện thụ động, linh kiện chủ động có khả năng dựa vào nguồn năng lượng để đưa điện vào vào mạch. Linh kiện thụ động bao gồm: linh kiện bán dẫn như điốt (điốt chỉnh lưu, điốt DIAC, đi-ốt TVS), transistor, các thiết bị quang điện tử như neon, CRT, màn hình plasma và nguồn điện. Trong đó, ở mạch điện dân dụng sử dụng nhiều nhất là các ký hiệu về điốt và transistor.

Máy phát, cắt mạch, thứ khác

Ký hiệu điện về máy phát, cắt mạch  Đây là những khí cụ điện có khả năng phát hay đóng ngắt các mạch điện tự động. Đây là thiết bị bảo vệ đường dây điện tốt nhất trong các trường hợp bị quá tải, ngắn mạch hay điện áp thấp. Có rất nhiều loại máy phát, cắt mạch thường được sử dụng, bao gồm: mạch phát thế, mạch phát dòng, pin, các loại đèn (đèn dây tóc, đèn neon,…). Kèm theo đó là các loại ký hiệu điện về cắt mạch, đổi mạch, nút nhấn nguồn,…

Mạch tích hợp

Khi nhắc đến hệ thống các ký hiệu trong sơ đồ mạch điện không thể thiếu mạch tích hợp. Mạch tích hợp hay vi mạch, được gọi tắt IC hay chip là tập hợp các mạch điện chứa linh kiện bán dẫn và linh kiện thụ động kết nối với nhau. Loại mạch này được thiết kế để đảm nhiệm chức năng như một linh kiện phức tạp. Chức năng của mạch tích hợp là giảm kích thước của mạch điện và tăng độ chính xác. Mạch điện bao gồm nhiều loại, trong đó mạch tích hợp là được ứng dụng phổ biến nhất Có hai loại mạch chính là mạch lập trình được và có chức năng cố định và mạch không lập trình được. Mỗi IC lại có những tính chất riêng về nhiệt độ, điện thế, công suất làm việc,… Ngoài ra, còn có những thêm những ký hiệu về các loại mạch khác như ký hiệu mạch logic, các loại cổng logic và flip flop.

Đèn điện tử chân không

Đèn điện tử chân không hay còn được gọi là đèn điện tử, bóng điện tử là linh kiện sử dụng phát xạ điện do các điện cực được nung nóng trong môi trường chân không. Từ đó thực hiện điều khiển hoạt động của các dòng điện tích. Do đèn điện tử sở hữu kích thước lớn và tỏa nhiều nhiệt khi hoạt động. Nên hiện nay, hầu như các thiết bị điện đều ít ứng dụng loại đèn này. Mà thay vào đó là các linh kiện bán dẫn nhỏ và rẻ hơn nhiều. Đèn điện tượng chân không được thể hiện trên sơ đồ  Đèn điện tử chân không được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực chế tạo ampli đèn cho giới sành nhạc. Bởi nó có thể tạo ra âm thanh trung thực, sống động. Ngoài ra, chúng còn được dùng làm đèn tách sóng, đèn đổi tần, đèn âm trần, đèn nắn điện,… Trên đây là những thông tin mà bạn cần biết về các ký hiệu điện được sử dụng phổ biến trong mạch điện dân dụng. Hy vọng rằng với những thông tin đó, bạn đã nắm vững được một số biểu tượng cơ bản. Cũng như biết thêm được nguyên tắc hoạt động, chức năng của các loại linh kiện, máy phát và cách lắp đặt. Qua đó đảm bảo cho việc thi công hệ thống dây điện được thuận tiện hơn.

Cam kết của Công Ty Viki – Công ty chuyên cung cấp thiết bị điện, vật tư nước lớn tại TPHCM

Công Ty Viki là đại lý, nhà phân phối thiết bị điện, vật tư nước khu vực TPHCM, cũng như toàn quốc. Sản phẩm chúng tôi được bảo hành chính hãng: – Chúng tôi cam kết giá cạnh tranh – Giao hàng nhanh – Sản phẩm chính hãng (mới 100%) – Tư vấn nhiệt tình – Bảo hành 1-2 năm, đổi trả linh hoạt – Có chứng chỉ CO,CQ. – Có xuất hóa đơn VAT

CÔNG TY CỔ PHẨN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VIKI

Địa chỉ: 849 Đường Nguyễn Duy Trinh, Phường Phú Hữu, Quận 9, TP Hồ Chí Minh SĐT/ZALO:  0933 320 468 – 0948 946 109 – 0935 919 525 website:https://vikivn.com.vn.vn
XEM THÊM:

BẢNG GIÁ THIẾT BỊ ĐIỆN

Bảng giá dây điện Cadivi
Bảng giá dây điện Daphaco
Bảng giá thiết bị điện Panasonic
Bảng giá thiết bị điện Schneider
Bảng giá thiết bị điện Sino
Bảng giá thiết bị điện
Bảng giá Honeywell
Bảng giá thiết bị điện LS
Bảng giá Kawasan
Bảng giá Nanoco
Bảng giá máy bơm Panasonic
Bảng giá quạt trần Panasonic
Bảng giá ổ cắm Panasonic
Tủ điện

ỐNG NƯỚC

Bảng giá ống nhựa Hoa Sen
Bảng giá ống nhựa Bình Minh
Bảng giá van Minh Hòa
Phụ kiện HDPE

DANH MỤC SẢN PHẨM NỔI BẬT

Thiết bị điện
Thiết bị nước
Thiết bị vệ sinh
Smarthome

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Secured By miniOrange