Nội dung chính
Các phương án lắp sơ đồ mạch điện nhà ở và một số lưu ý khi lắp đặt
Ngày nay, điện có một vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người và dĩ nhiên con người không thể sống mà không có điện. Bởi khi có điện thì mới có ánh sáng, có điện mới có thể vận hành các thiết bị điện trong gia đình từ tủ lạnh, máy giặt, máy lạnh… Để có một hệ thống điện an toàn thì đòi hỏi trước khi lắp đặt mỗi gia đình đều phải thiết kế sơ đồ mạch điện. Theo dõi bài viết sau đây để tham khảo hai phương án sơ đồ mạch điện nhà ở phổ biến hiện nay nhé!
Sơ đồ mạch điện dây điện nổi
Khi sử dụng dạng dây điện nổi thì các bạn có thể thấy được dây điện sẽ được bọc trong các ống nhựa tròn hoặc ống nhựa dẹp, hình chữ nhật và chạy dọc bề mặt trần nhà, mọi ngóc ngách. Nhờ các ống nhựa mà các dây dẫn điện có thể chạy khắp nhà và cung cấp điện đến cho các thiết bị điện ở mọi nơi, trong từng phòng cho đến bên ngoài. Sử dụng phương án này, có một số ưu điểm và nhược điểm như sau:
– Ưu điểm:
+ Chi phí lắp đặt sơ đồ mạch điện nhỏ, giúp mọi gia đình có thể tiết kiệm chi phí.
+ Sửa chữa và điều chỉnh một cách dễ dàng mỗi khi gặp sự cố không may như cháy hoặc chập điện. Chỉ cần tháo ống nhựa thì có thể thấy được dây dẫn điện ở bên trong.
+ Dễ dàng thay mới, thêm hoặc cắt bớt dây điện ở những nơi không dùng tới.
– Nhược điểm: Sơ đồ mạch điện dây điện nội có tính thẩm mỹ khá kém bởi nó hiện diện khắp trên trần nhà vì nhu cầu sử dụng điện ở mọi nơi.
Sơ đồ mạch điện nhà ở dây điện chìm
Xã hội ngày càng hiện đại, mức sống ngày càng được nâng cao kéo theo nhu cầu cao về chất lượng cuộc sống. Những sơ đồ mạch điện dây điện chìm xuất hiện và dần thay thế lối lắp đặt cũ. Hầu như những căn nhà thành phố, hiện đại hoặc mới xây dựng ngày nay đều sử dụng mạng lưới dây điện chìm.
Hệ thống dây điện chìm tức là bạn lắp đặt ống dẫn cùng dây dẫn trực tiếp âm tường hoặc chôn xuống đất.
– Ưu điểm:
+ Tính thẩm mỹ cao vì hệ thống điện đều được thiết kế một cách tinh tế, khéo léo sao cho con người không thấy được, mang lại cho ngôi nhà cảm giác gọn gàng, sạch sẽ, tiết kiệm không gian.
+ Ít bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài như va đập, động vật cắn…
– Nhược điểm: Hệ thống mạng lưới dây dẫn điện chìm có chi phí lắp đặt cao và con người sẽ khó khăn hơn trong việc sửa chữa, vệ sinh nếu như có sự cố ngoài ý muốn xảy ra.
Một số lưu ý khi lắp đặt sơ đồ mạch điện trong gia đình
– Lựa chọn sử dụng những dây dẫn điện có lớp bọc cách điện tốt, tuổi thọ lâu dài, đảm bảo an toàn, đủ khả năng tải để không gây ra hỏa hoạn.
– Khi nối dây điện nên nối so le và dùng băng quấn ở ngoài mối nối để đảm bảo an toàn. Nếu như lắp đặt dây điện âm tường thì phải dùng dây bọc có 2 lớp cách điện thật tốt, không được có mối nối để tránh những trường hợp như đứt, hở…
– Khi lắp đặt các thiết bị điện và dây dẫn điện, tránh những vị trí mà nước mưa có thể chạm tới.
– Cầu dao điện, công tắc nên đặt ở nơi dễ sử dụng, tiện lợi để có thể đóng ngắt trong những trường hợp khẩn cấp.
– Đường dây chính trong nhà cũng như mỗi đường dây phụ đều phải có cầu chì hoặc aptomat.
– Sử dụng bút thử điện để kiểm tra xem có điện hay không.
Với những thông tin trên đã cung cấp đến người đọc, tin rằng bạn đã có một phương án lắp đặt hệ thống điện cho gia đình mình phù hợp, đồng thời cũng có thể lắp đặt đúng cách, hợp lý và đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.