Công Thức Tính Công Suất 3 Pha Bạn Cần Nắm Rõ

Công thức tính công suất 3 pha bạn cần nắm rõ

Bạn là một người làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp với vô vàn các loại máy móc? Bạn là người thường xuyên phải “ra tay” sửa chữa các thiết bị điện dân dụng trong gia đình mình? Hay chỉ đơn giản là một cô cậu học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường trung học thì chắc chắn đã ít nhiều nghe đến các định nghĩa về các loại công suất hay những công thức tính công suất 3 pha, công suất 1 pha,…

Thế nhưng, không phải ai trong số chúng ta cũng dám chắc bản thân mình có thể ghi nhớ trọn vẹn những định nghĩa hay tất cả các con số dài dòng trong công thức mà ai cũng đã từng được học trong bộ môn vật lý.

Chính vì thế, bài viết này ra đời là dành cho bạn. Tại đây, nếu bạn muốn “ôn tập lại” các kiến thức về công suất và những vấn đề xoay quanh nó hay chỉ đơn giản bạn đã cần những thông tin này cho một việc gì đó thì bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ những kiến thức căn bản, giúp bạn dễ nhớ, dễ áp dụng. Vậy, còn chần chờ gì nữa, hãy cùng nhau tìm hiểu ngay thôi nào!

Có thể bạn chưa biết về các vấn đề liên quan đến công suất 3 pha

Trước khi tìm về công thức tính công suất 3 pha thì chúng ta hãy cùng điểm lại những thông tin đáng chú ý về công suất cũng như các loại công suất đang được sử dụng phổ biến hiện nay.

Công suất là thông số hiển thị cho người sử dụng biết được chính xác lượng điện năng tiêu thụ của thiết bị là bao nhiêu hay là sẽ tiêu tốn bao nhiêu số điện trong thời gian 1 tháng để làm căn cứ tính toán số tiền điện cần phải chi trả. Với công suất ghi trên thiết bị điện việc tính toán lượng điện tiêu thụ trong gia đình cũng trở nên dễ dàng hơn. Qua đó có thể nắm được công suất sử dụng điện của từng thiết bị khác nhau, giúp cân đối tài chính và có kế hoạch thu chi hợp lý nhằm tiết kiệm ngân sách.

Hiện nay, có 2 loại công suất được người ta sử dụng nhiều hơn cả là công suất 1 pha và công suất 3 pha. Thế nhưng, trong phạm vi tìm hiểu trong bài viết này, chúng ta sẽ tập trung khai thác các vấn đề liên quan đến công suất 3 pha.

Với công thức tính công suất chung, chúng ta có phép tính như sau:

P = A : t

Trong đó :

P: công suất (Jun/giây(J/s) hoặc Oát (W))

A: công thực hiện (N.m hoặc J)

t: thời gian thực hiện công (s)

Đơn vị: Oát (W)

Với 1KW = 1000W ; 1MW = 1.000.000W

Tuy nhiên, cách tính công suất điện 3 pha lại khó hơn một chút, người ta đã chứng minh ra 2 công thức khác nhau để tính loại công suất này:

Cách 1: Cách tính tiêu thụ điện 3 pha sử dụng công thức :  P = (U1xI1 + U2xI2 + U3I3) x H

Với :

+ H là thời gian tính bằng giờ,

+ U là điện áp

+ I là dòng điện

Cách 2: Cách tính tiêu thụ điện 3 pha sử dụng công thức : P = U.I.cosφ

Với :

I là cường độ dòng điện hiệu dụng qua mỗi tải

cosφ là hệ số công suất trên mỗi tải

Đó là những cách tính công suất tiêu thụ điện năng 3 pha giúp chúng ta có thể áp dụng được trực tiếp và tính được luôn mà không cần phải sử dụng đến các thiết bị phần mềm hỗ trợ. Và một khi đã “nằm lòng” các công thức này, thì việc chúng ta áp dụng và tính toán năng lượng điện của những thiết bị 3 pha trong gia đình chắc chắn sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Những trường hợp có thể áp dụng công thức tính công suất 3 pha

Trên thực tế, dòng 3 pha sẽ thường được sử dụng trong các dòng máy móc công nghiệp lớn như các dòng máy giặt công nghiệp, máy sấy , máy rửa bát , máy nén khí công nghiệp. Vì thế nếu chúng ta biết áp dụng cách tính công suất 3 pha hàng ngày thì chắc chắn sẽ tiết kiệm được rất nhiều số điện cho gia đình mình.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Secured By miniOrange