Cách Tính Tiền Điện Sinh Hoạt Dành Cho Những Bà Nội Trợ

Cách tính tiền điện sinh hoạt dành cho những bà nội trợ

Đối với hầu hết các hộ gia đình thì mỗi tháng bên cạnh những khoản chi phí ăn uống, nuôi dạy con cái thì vấn đề về tiền xăng xe, tiện nước, tiền mạng cũng là những vấn đề vô cùng nan giải. Trong đó tiền điện cũng là một gánh nặng to lớn khi giá điện cứ ngày một tăng. Như vậy, làm sao để theo dõi tiền điện nhà mình để có hướng chi tiêu cho phù hợp thì cũng tìm hiểu qua bài viết dưới đây về cách tính tiền điện sinh hoạt cho gia đình.

Tính tiền điện sinh hoạt dựa theo 6 bậc thang

Giá điện sinh hoạt của con người không phải hoàn toàn giống nhau hết mà nó sẽ chia theo bao nhiêu kWh. Điều này có nghĩa là khi bạn sử dụng càng nhiều kWh thì mức giá trung bình trên mỗi kWh sẽ càng tăng lên.Vì vậy mà người ta mới hệ thống thành một bậc thang gồm có 6 bậc để con người có thể dễ dàng theo dõi và tính được tiền điện cho nhà mình.

– Bậc 1: từ 0 đến 50 kWh với mức giá là 1.678đ/ kWh.

– Bậc 2: từ 51 đến 100 kWh với mức giá là 1.734đ/ kWh.

– Bậc 3: từ 101 đến 200 kWh với mức giá là 2.014đ/ kWh.

– Bậc 4: từ 201 đến 300 kWh với mức giá là 2.536đ/ kWh.

– Bậc 5: từ 301 đến 400 kWh với mức giá là 2.834đ/kWh.

– Bậc 6: từ 401 kWh trở lên áp dụng mức giá 2.927đ/kWh.

Như vậy, bạn thấy đấy giá trung bình của mỗi kWh dao động dựa theo lượng điện mà bạn tiêu thụ mỗi tháng. Chúng ta có thể lấy một ví dụ cụ thể rằng tháng này gia đình bạn tiêu thụ 400 kWh điện thì chúng ta sẽ tính như thế nào?

Tiền điện sinh hoạt = 50 x 1.678 + 50 x 1.734 + 100 x 2.014 + 100 x 2.536 + 100 x 2.834 = 909.000 VND.

Như vậy tổng tiền điện tháng đó bạn phải trả là 909.000 VND

Dựa theo 6 bậc trên, chúng ta có thể thấy được rằng để có thể tính được mức tiền điện thì bạn phải xác định được lượng điện năng mà gia đình mình đã sử dụng trong cả tháng qua là bao nhiêu. Những con số này đều có thể theo dõi được với chiếc đồng hồ điện năng mà ngày nay hầu như nhà nào cũng lắp đặt.

Lưu ý khi tính tiền điện trong trường hợp đặc biệt

Đối với sinh viên và người lao động, gia đình thuê trọ để ở thì:

– Nếu như thời gian thuê nhà quá ngắn (dưới 12 tháng) và chủ nhà cũng không kê khai đầy đủ số người sử dụng điện thì khi tính tiền điện sinh hoạt, chủ trọ áp dụng mức giá bán lẻ ở bậc 3.

– Áp dụng mức giá bán lẻ điện bình thường cho những chủ nhà kê khai đầy đủ số người sử dụng điện, cứ 4 người thì được tính là một hộ sử dụng điện.

Đối với những hộ gia đình nghèo, có giấy chứng nhận của địa phương thì sẽ được địa phương hỗ trợ về tiền điện hàng tháng.

Vì sao mỗi gia đình nên biết cách tính tiền điện sinh hoạt?

Hàng tháng mỗi gia đình có rất nhiều những loại phí lặt vặt cần phải lo. Chính vì vậy mà việc chủ động tính tiền điện sinh hoạt cho gia đình mình còn đảm bảo độ chính xác cao và nếu như người ta tính dư hoặc thiếu cho mình, chúng ta vẫn có thể phát hiện và đi sửa lại.

Tính tiền điện sinh hoạt để biết được mỗi tháng chúng ta dùng bao nhiêu điện, trả bao nhiêu tiền từ đó có sự điều chỉnh sinh hoạt và chi tiêu sao cho hợp lý. Để bài toán về tiền điện không còn là bài toán cân não đối với các bà nội trợ nữa.

Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ những thông tin hữu ích về cách tính tiền điện mà tin rằng bất cứ gia đình nào cũng cần nó. Chính vì vậy, tại sao bạn không thử làm theo hướng dẫn để theo dõi tiền điện của gia đình mình một cách khách quan và chính xác hơn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Secured By miniOrange