Nội dung chính
Sửa chữa quạt trần tại nhà, tại sao lại không thể?
Những chiếc quạt trần là thiết bị cần thiết trong mọi gia đình, đặc biệt là vào những ngày hè oi bức. Chiếc quạt sẽ rất dễ dàng bị hỏng nếu như bạn sử dụng chúng quá thường xuyên. Việc phải mang quạt đi sửa nhiều lần sẽ tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc. Vì vậy mà qua bài viết này, Điện nước Viki sẽ giới thiệu một số cách sửa chữa quạt trần tại nhà đối với một số sự cố nhỏ, dễ xử lý.Cấu tạo của quạt trần
Để có thể tự sửa chữa quạt trần tại nhà thì trước hết, bạn cần phải nắm rõ được cấu tạo của một chiếc quạt trần.Động cơ
Có 2 loại động cơ điện của quạt trần là loại có vòng chập và loại có tụ. Động cơ điện được cấu tạo từ 2 bộ phận chính là Stato và Roto. Stato là phần cố định, còn Roto là phần quay của động cơ. Động cơ điện là yếu tố quyết định tốc độ gió, quá trình vận hành cùng với chất lượng quạt nên có thể xem đây là bộ phận quan trọng nhất của một chiếc quạt trần. Vì vậy mà khi sửa quạt trần, bạn cần cẩn thận tránh làm hỏng động cơ.Cánh quạt
Là bộ phận đảm nhận nhiệm vụ tạo ra gió cho quạt trần. So với các loại quạt truyền thống trước đây là quạt trần ngày nay đa dạng hơn về chất liệu và số lượng của cánh quạt. Có thể thấy trên thị trường những mẫu quạt trần 2 cánh, 3 cánh hoặc 5 cánh,…Bộ điều tốc
Đây là bộ phận dùng để thay đổi tốc độ quạt theo ý muốn. Bộ điều tốc còn được gọi là hộp số của quạt trần. Quạt trầnLàm thế nào để tháo quạt trần an toàn?
Để có thể tự sửa chữa quạt trần tại nhà một cách có hiệu quả thì trước tiên, bạn cần phải nắm rõ cách tháo quạt trần an toàn nhất.Ngắt kết nối, tháo bóng đèn trang trí
Trước tiên, bạn cần phải ngắt kết nối nguồn điện. Sau đó, sử dụng tua vít để tháo rời các bóng đèn được gắn trên quạt. Để đảm bảo tính an toàn, bạn cần thêm sự trợ giúp của một người khác.Tháo cánh quạt
Đây là một giai đoạn khá dễ dàng. Tuy nhiên hiện nay, một số mẫu quạt trần có thiết kế đính kèm cánh quạt vào motor chính nhờ các ốc xếp. Để tránh lẫn lộn khi tháo quạt, hãy sắp xếp chúng một cách có trật tự và ngăn nắp.Tháo động cơ
Sử dụng cờ lê hoặc tua vít để nới lỏng các ốc vít trên quạt và hạ quạt xuống từ từ. Sau đó, các linh kiện và hệ thống dây điện bên trong quạt sẽ lộ ra bên ngoài. Đây không phải là một bước khó, tuy nhiên bạn cần phải cẩn thận để tháo động cơ an toàn.Ngắt hệ thống dây điện và tháo quạt
Sau bước tháo động cơ và nhìn thấy toàn bộ dây điện bên trong quạt. Bạn cần phải ngắt cẩn thận từng dây, cho đến khi các dây đã hoàn toàn tách ra khỏi trần nhà thì lúc này, bạn đã có thể gỡ quạt ra một cách an toàn. Hãy dùng các dụng cụ chuyên dụng để ngắt dây và tiến hành bước này thật tỉ mỉ để tránh làm hỏng quạt nhé. Để sửa chữa quạt trần tại nhà, bạn cần biết cách tháo lắp quạtMột số lỗi thường gặp và cách sửa chữa quạt trần tại nhà
Quạt chạy chậm
Quạt trần chạy chậm có thể do nhiều nguyên nhân, để sửa chữa quạt trần tại nhà với lỗi này, bạn cần nắm rõ lý do làm quạt bị chậm cùng với một số mẹo khắc phục sau đây:- Quạt trần bị bám bụi: Nếu như bạn sử dụng quạt trần trong một thời gian dài, chúng sẽ rất dễ bị bám bụi. Bụi thường bám nhiều ở trên cánh quạt và thậm chí là cả hộp điều khiển. Vì vậy, để quạt trần được chạy nhanh và nguồn gió phát ra luôn sạch sẽ, bạn cần phải thường xuyên vệ sinh, lau chùi cho chiếc quạt của mình.
- Quạt trần bị khô dầu: Khi sử dụng trong một khoảng thời gian dài, quạt sẽ bị phát ra tiếng kêu rè rè cùng với việc chạy yếu và không êm, đây là dấu hiệu “tố cáo” chiếc quạt của bạn đang bị khô dầu. Quạt thiếu dầu và khô sẽ khiến lực ma sát bị tăng đáng kể khi hoạt động, dẫn đến việc quạt bị chậm. Để khắc phục, bạn cần phải tháo hộp điều khiển, vệ sinh sạch sẽ và tra dầu vào ổ trục.
- Quạt bị hư cuộn dây đồng: Cuộn dây đồng trong quạt bị hư cũng là một nguyên nhân khiến cho quạt trần bị chạy chậm. Đây là một sự cố kỹ thuật bên trong quạt, bạn không thể tự sửa chữa quạt trần tại nhà mà phải nhờ đến các kỹ thuật viên có chuyên môn.
Quạt trần bị hư tụ điện
Hư tụ điện là một trong các lỗi thường gặp ở quạt trần. Thông thường, khi gặp sự cố này, một số gia đình sẽ nhờ đến sự giúp đỡ của kỹ thuật viên. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tự khắc phục, sửa chữa quạt trần tại nhà theo các bước sau đây:- Bước 1: Để giữ an toàn khi thay tụ điện mới, bạn cần phải ngắt hẳn nguồn điện trong gia đình. Sau đó dùng bút thử điện để kiểm tra lại.
- Bước 2: Tháo lắp quạt trần để kiểm tra tụ điện. Khi tụ điện bị vỡ vỏ bọc bên ngoài, các mảnh vỡ sẽ cọ xát với các linh kiện bên trong tụ điện dẫn đến bị hỏng.
- Bước 3: Cắt bỏ phần dây tụ động cơ của tụ điện cũ. Đây là đoạn dây gần với tụ nhất, khi cắt bỏ dây này, bạn sẽ có đoạn dây dẫn đủ dài để dẫn đến tụ động cơ mới. Lưu ý sử dụng kìm cắt chuyên dụng khi cắt dây.
- Bước 4: Đấu tụ quạt trần mới. Thực chất, cách đấu tụ quạt trần khá đơn giản, bạn cần chọn tụ quạt mới có điện dung, điện áp tương tự như tụ quạt trần cũ. Khi lắp tụ quạt, bạn cần phải nhớ rõ quy tắc màu dây nào thì nối với màu dây đó.
- Bước 5: Đây là bước cuối cùng, bạn hãy lắp lại quạt, bật công tắc để kiểm xem quạt đã hoạt động bình thường hay chưa.
Quạt trần không nhận điều khiển
Khi bạn không thể dùng bộ điều khiển để điều chỉnh tốc độ gió cho quạt trần, hãy tham khảo một số tips sửa chữa quạt trần tại nhà của Điện nước Viki nhé.- Khi bộ điều khiển không hoạt động thì nguyên nhân có thể là do nó đã bị hết pin. Hãy thử thay pin bộ điều khiển.
- Kiểm tra mạch điều khiển có bị hỏng hay không bằng cách ấn vào một nút bất kỳ trên điều khiển. Nếu không có đèn đỏ nháy lên thì có nghĩa bộ điều khiển đã bị hư mạch, bạn cần phải nhờ đến sự kiểm tra của kỹ thuật viên có chuyên môn.
Quạt không mát
- Đảo chiều quay: Hiện nay, một số mẫu quạt được thiết kế với chức năng đảo chiều gió để vào mùa đông, quạt sẽ hút hơi ấm dưới sàn nhà và thổi xuống. Vì vậy, khi bạn đứng dưới quạt đang quay mạnh nhưng vẫn không cảm thấy mát, hãy chọn nút đảo chiều quay trên bộ điều khiển để quạt quay theo chiều ngược lại.
- Trần nhà cao: Nếu chiếc quạt trần của bạn được lắp vượt quá khoảng cách từ 2.6m đến 3.2m so với sàn nhà, bạn sẽ không thể cảm thấy mát bởi gió không thể tỏa rộng hoặc thổi xuống nền nhà. Vì vậy, hãy đảm bảo lắp đặt quạt ở một độ cao hợp lý nhé.