Nội dung chính
Tìm hiểu về sơ đồ nguyên lý hoạt động và cấu tạo quạt điện
Quạt điện là thiết bị cần thiết đối với sinh hoạt hàng ngày của con người. Quạt điện có chức năng là tạo gió dựa trên tác động của cơ điện học. Vậy, các bộ phận nào của quạt điện có khả năng tạo nên sức gió? Bạn đã biết cấu tạo quạt điện ra sao chưa? Nguyên lý hoạt động để tạo ra sức gió bên trong quạt điện như thế nào? Nếu bạn muốn tìm hiểu về sơ đồ đấu dây cho quạt bàn, quạt điện. Tất cả những thắc mắc này chúng tôi sẽ giải đáp đầy đủ trong bài viết dưới đây. Các bạn hãy cùng tìm hiểu để nắm thật rõ về quạt điện nhé.Cấu tạo bên ngoài của quạt điện
Quạt điện là thiết bị được cấu tạo từ rất nhiều chi tiết. Bởi vậy, chúng tôi sẽ phân chia cấu tạo quạt điện ra làm 2 phần. Đó là cấu tạo bên ngoài và cấu tạo bên trong của quạt điện. Vậy, trước tiên cấu tạo bên ngoài của quạt điện gồm những bộ phận nào? Cấu tạo quạt điện cơ bản
Lồng quạt
Đây là bộ phận có tác dụng bảo vệ bộ phận cánh quạt bên trong thân quạt. Bạn sẽ tránh được những va chạm nguy hiểm giữa người sử dụng và quạt.Thân quạt
Thân quạt là bộ phận chính có tác dụng đỡ các bộ phận quan trọng khác của quạt. Chẳng hạn như cánh quạt, động cơ của quạt giúp cho quạt hoạt động đúng vị trí. Thường thì, thân quạt được thiết kế rất là linh hoạt. Người sử dụng có thể lắp vào hoặc tháo ra khi sửa chữa hay vệ sinh quạt.Cánh quạt
Đây chính là một bộ phận quan trọng trong cấu tạo bên ngoài của quạt điện. Nhờ có cánh quạt mà sức gió được tạo ra khi có tác động của cơ điện học. Hiện nay có rất nhiều mẫu cánh quạt đang được người dùng lựa chọn như:- Loại 3 cánh.
- Loại 5 cánh.
- Loại cánh mỏng.
- Loại cánh dày.
Động cơ quạt
Động cơ được coi là quả tim để duy trì sự hoạt động và tạo sức gió trong quạt. Một chiếc quạt điện được đánh giá là chất lượng hay không căn cứ vào động cơ quạt. Động cơ hoạt động ít tạo ra tiếng ồn, độ rung, sức nóng thì là một động cơ tốt.Cấu tạo quạt điện bên trong
Bên bên trong của cấu tạo quạt điện chủ yếu là những chi tiết điện tử. Những chi tiết này phần lớn nằm bên trong động cơ của quạt điện. Vậy, các bộ phận của quạt điện đó là gì?
- Mô tơ: Mô tơ chính là một cuộn dây đồng được quấn vào một lõi sắt từ. Bên trong lõi sắt từ này còn bao gồm nhiều tấm tole silic mỏng được ghép lại với nhau. Những tấm tole silic này có tác dụng cản trở dòng điện Phu – Cô.
- Rotor: Rotor được ghép từ nhiều lá thép mỏng lại với nhau. Bên ngoài được bao phủ bởi một phần nhôm đúc với cốt thép để gắn cánh quạt. Rotor có tác dụng tạo chuyển động cho bộ chuyển hướng.
- Tụ điện là bộ phận quan trọng nằm bên trong động cơ quạt. Nhiều người thường thắc mắc rằng: “tụ điện trong quạt có tác dụng gì”? Câu trả lời sẽ là: “Tụ điện giúp tạo ra một dòng điện lệch pha”.
- Vỏ nhôm có tác dụng ghép nối giữa 2 bộ phận Roto và các lõi sắt từ. (Stator)
- Bạc thau gồm có ổ giữ dầu bôi trơn có tác dụng làm giảm lực ma sát bên trong quạt.
Nguyên lý hoạt động của quạt điện
Khi dòng điện được đưa vào động cơ của quạt điện. Lúc này, dòng điện sẽ được chạy vào bên trong các cuộn dây được quấn trên lõi sắt từ. Những cuộn dây này được làm bằng vật liệu chính là tole silic mỏng ghép với nhau. Sau đó, sẽ có một lực được tác động vào bộ phận rotor.
Hướng dẫn đấu dây quạt bàn
Để có thể đấu dây quạt bàn một cách chuẩn xác và nhanh nhất. Bạn có thể đấu theo sơ đồ dưới đây:Sơ đồ đấu dây quạt bàn

- Khi người dùng bấm chuyển số thì sẽ có 1 trong 2 cuộn số sẽ tham gia vào cuộn chạy.
- Nếu bạn muốn quạt chạy nhanh thì bấm vào số 3.
- Nếu muốn quạt chạy ở mức trung bình thì bấm vào số 2.
- Tốc độ quạt chạy yếu nhất khi bạn bấm vào số 1.
Giải thích sơ đồ đấu quạt bàn
Dựa vào sơ đồ trên bạn có thể giải thích một vài thông số kỹ thuật sau:
- Nguồn điện xoay chiều: 220V-50Hz.
- K0: Công tắc mặc định ( Số 0 – quạt không quay ).
- K1: Công tắc của nấc 1 ( Số 1- quạt quay ở tốc độ yếu nhất).
- K2 : Công tắc của nấc 2( Số 2 quạt quay ở tốc độ trung bình).
- K3: Công tắc của nấc 3( Số 3- quạt quay ở tốc độ mạnh nhất).
- C: Tụ điện thường trực.
- L3: Cuộn dây chạy.
- L0: Cuộn dây đề.
- L1-L2: Các cuộn dây số
Lưu ý khi sử dụng quạt điện để kéo dài tuổi thọ

- Nên mua quạt điện có chất lượng đảm bảo từ những địa chỉ uy tín.
- Không nên bật tắt thay đổi các mức số liên tục sẽ khiến quạt điện nhanh bị hỏng.
- Thường xuyên thay dầu mỡ mới cho động cơ để đảm bảo chúng được vận hành tốt.
- Vệ sinh lau chùi bụi bẩn trên quạt nên áp dụng mỗi tuần mỗi tháng.
- Cất quạt và rút điện khỏi nguồn khi không sử dụng đến.