Nội dung chính
Đi tìm hiểu về trọng lượng riêng của đồng.
Khối lượng riêng (tiếng Anh: Density), còn được gọi là mật độ khối lượng, là một đặc tính về mật độ khối lượng trên một đơn vị thể tích của vật chất đó, là đại lượng đo bằng thương số giữa khối lượng (m) của một vật làm bằng chất ấy (nguyên chất) và thể tích (V) của vật.
Khi gọi D là khối lượng riêng, ta có công thức sau: D = m/V
Trong đấy:
- D: là khối lượng riêng
- m: là khối lượng
- V: là thể tích
Cụ thể khối lượng riêng tại một vị trí trong vật được tính bằng khối lượng của một thể tích vô cùng nhỏ nằm tại vị trí đó, chia cho thể tích vô cùng nhỏ này. Nếu chất đó có thêm đặc tính là đồng chất thì khối lượng riêng tại mọi vị trí là như nhau và bằng khối lượng riêng trung bình.
Trong hệ đo lường quốc tế, khối lượng riêng có đơn vị là kilôgam trên mét khối (kg/m³). Một số đơn vị khác hay gặp là gam trên xentimét khối (g/cm³). Khi biết được khối lượng riêng của một vật, ta có thể biết vật được cấu tạo bằng chất gì bằng cách đối chiếu với bảng khối lượng riêng của các chất đã được tính trước. Giống như đồng, đồng tấm, đồng tròn đặc có trọng lượng riêng của đồng là : 7000–9000 kg/m³ nên khi áp dụng công thức tính kia vào, nếu đáp án ra nằm trong khoảng từ 7000 – 9000 thì chất đó chính là đồng.
Ý nghĩa của việc biết trọng lượng riêng của đồng
Thường những dạng bài trong vật lý cũng sẽ yêu cầu ta đi tính trọng lượng riêng rồi từ kết quả đã tìm được đi tìm chất bị ẩn đi. Nếu ai nắm rõ được công thức cũng như các khối lượng riêng của từng chất thì có thể giải rất nhanh bài toán khó nhằn này.
Đồng là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Cu và số nguyên tử bằng 29. Là một kim loại dẻo có độ dẫn điện và dẫn nhiệt cao. Đồng nguyên chất mềm và dễ uốn; bề mặt đồng tươi có màu cam đỏ. Nó được sử dụng làm chất dẫn nhiệt và điện, vật liệu xây dựng, và thành phần của các hợp kim của nhiều kim loại khác nhau.
Đồng cũng là một trong số ít các kim loại xuất hiện trong tự nhiên ở dạng kim loại có thể sử dụng trực tiếp thay vì khai thác từ quặng. Do đó nó có được con người sử dụng từ rất sớm khoảng 8000 TCN. Nó là kim loại đầu tiên được nung chảy từ quặng của nó vào khoảng 5000 TCN, kim loại đầu tiên được đúc thành khối vào khoảng 4000 TCN và kim loại đầu tiên được tạo thành hợp kim với các loại khác, là thiếc để tạo ra đồng đỏ vào khoảng 3500 TCN.
Một số thông tin khác.
-Khối lượng riêng trung bình: Khối lượng riêng trung bình của một vật thể được tính bằng khối lượng, m, của nó chia cho thể tích, V, của nó, và thường được ký hiệu là ρ (đọc là “rô”). Để tính được “ rô ” thì chúng ta có công thức như sau: ρ = m/V
Trong đó : m là khối lượng, V là thể tích.
-Tỷ khối, tỷ trọng:
Theo quy ước, tỷ lệ giữa mật độ hoặc khối lượng riêng của một chất nào đó so với mật độ hoặc khối lượng riêng của nước ở 4°C thì được gọi là tỷ khối hoặc tỷ trọng của chất đó.
Trong thực hành, nhiều phép đo khối lượng riêng được thực hiện bằng việc so sánh với nước; hơn nữa khối lượng riêng của nước xấp xỉ bằng 1.000kg/mét khối, một con số dễ sử dụng trong chuyển đổi sang hệ đo lường quốc tế. Ví dụ: tỷ khối của dầu là 0,8, của nhôm là 2,7…
Những kiến thức đã được nêu ra ở trên chủ yếu được sử dụng trong các trường hợp vận dụng tính toán môn Vật Lý. Ngoài ra cũng có nhiều khi được áp dụng trong môn hóa học, bởi vậy điều chúng ta cần làm là nắm vững công thức và học thuộc khối lượn riêng của những chất quen thuộc dễ gặp.