Nội dung chính
Dòng điện 1 chiều và những điều có thể bạn chưa biết?
Dòng điện 1 chiều là dòng điện thường gặp trong các thiết bị như pin, ắc quy… Cùng với dòng điện xoay chiều, dòng điện 1 chiều là dòng điện phổ biến và có nhiều ứng dụng. Vậy dòng điện 1 chiều là gì? Đặc điểm của dòng điện này là gì và công thức tính thế nào? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé. Dòng điện 1 chiều được sử dụng phổ biến hiện nay
Những khái niệm cơ bản về dòng điện 1 chiều
Để hiểu rõ hơn về dòng điện 1 chiều, chúng ta cần hiểu rõ về các khái niệm cơ bản nhất.
Cấu trúc nguyên tử
Như chúng ta đã biết, các nguyên tố là thành phần cấu tạo lên các nguyên tử. Các nguyên tử sẽ gồm 3 loại hạt cơ bản, là hạt Proton, Neutron và Electron. Trong đó, hạt Proton mang điện tích dương, nằm ở hạt nhân, hạt Neutron không mang điện và các hạt Electron mang điện âm, di chuyển xung quanh hạt nhân nguyên tử. Khi số hạt proton bằng với hạt electron, nguyên tử sẽ trung hòa về điện. Tuy nhiên, nếu gặp phải các tác nhân như có nguồn điện từ bên ngoài tác động, hay tác động của nhiệt độ, áp suất, từ trường… các hạt mang điện tích âm có thể rời khỏi quỹ đạo ban đầu và trở thành các điện tử tự do. Lúc này, các nguyên tử sẽ mất electron sẽ không còn trung hòa về điện, trở thành ion dương. Ngược lại, các nguyên tử nhận được electron tự do sẽ mang nhiều điện tích âm hơn và trở thành ion âm.
Bản chất của dòng điện và chiều dòng điện
Về bản chất, khi các điện tử tập trung và đạt một mật độ nhất định, chúng sẽ tạo thành hiệu ứng tích điện. Bản chất của dòng điện chính là dòng chuyển động của các hạt mang điện. Và chiều chuyển động của các hạt từ dương sang âm được gọi là chiều dòng điện. Vậy chiều của dòng điện được quy ước như thế nào? Chiều dòng điện được quy ước từ dương sang âm. Ngược lại, chiều chuyển động điện từ lại là từ âm sang dương. Chiều dòng điện di chuyển từ dương sang âm
Dòng điện có tác dụng gì?
Dòng điện có tác dụng nhiệt, tác dụng cơ năng. Đồng thời, dòng điện cũng có tác dụng hóa năng và từ trường. Cụ thể, khi thực hiện thí nghiệm, bạn sẽ thấy:
- Dòng điện làm lệch hướng của nam châm.
- Làm bóng đèn phát sáng và tỏa nhiệt.
- Dòng điện làm các động cơ quay và sinh ra cơ năng.
- Ngoài ra, dòng điện có thể làm thay đổi cực của ác quy.
Thí nghiệm đo tác dụng của dòng điện Ngoài ra, dòng điện còn có tác dụng sinh lý. Điều này giải thích vì sao khi chạm vào nguồn điện, bạn có thể bị giật điện dẫn tới hiện tượng co giật.
Dòng điện 1 chiều và những điều bạn cần biết
Dòng điện 1 chiều là gì?
Dòng điện 1 chiều sẽ khác với dòng điện xoay chiều. Đúng như tên gọi, dòng điện 1 chiều là dòng điện mà các dòng chuyển động của hạt electron mang điện âm chỉ theo một hướng nhất định. Cụ thể, chiều của dòng điện 1 chiều là chiều từ dương sang âm.
Cường độ dòng điện
Cường độ dòng điện 1 chiều là chỉ số cho biết độ mạnh, yếu của dòng điện đó. Thông số này được xác định dựa trên số lượng các điện tử đi qua tiết diện quy định, trong một khoảng thời gian cụ thể. Cường độ dòng điện có ký hiệu chung là I, đơn vị tính là Ampe, ký hiệu là (A). Cụ thể:
- 1 Kilo ampe = 1000A
- 1 mega Ampe = 1000 kilo Ampe = 1.000.000A
- 1 mili Ampe = 0.001 A
- 1 micro ampe = 1/1.000.000A.
Điện áp
Điện áp được đo bằng vôn kế Điện tích thường có xu hướng chuyển từ nơi có mật độ cao sang nơi có mật độ thấp. Sự di chuyển này sẽ tạo ra sự chênh lệch điện áp. Và sự chênh lệch này được gọi là hiệu điện thế của dòng điện. Hiệu điện thế được ký hiệu là U, đơn vị là Vol. Trong đó, một số đơn vị tính hiệu điện thế phổ biến là:
- 1 kilo vol = 1000V
- 1 mini vol = 0.001 V
- 1 micro vol = 1/1.000.000 V
Điện áp một chiều là một loại điện áp, trong đó hiệu điện thế giữa hai cực là hiệu điện thế được đo bởi mạch điện một chiều. Để đo chỉ số này, người ta sẽ sử dụng vôn kế một chiều. Bạn cần lưu ý vấn đề này vì vôn kế một chiều sẽ khác với vôn kế để đo vòng điện xoay chiều.
Các nguồn tạo ra dòng điện 1 chiều
Thông thường, dòng điện 1 chiều sẽ được tạo ra từ các nguồn:
- Sử dụng máy phát điện 1 chiều
- Chuyển từ dòng điện xoay chiều sang dòng điện 1 chiều.
- Hoặc các loại pin chuyên dụng, tạo ra dòng điện 1 chiều.
Công thức tính dòng điện 1 chiều và các định luật cơ bản
Định luật Ôm
Định luật ôm là định luật quan trọng trong vật lý học. Định luật ôm có nhiều vai trò quan trọng. Cụ thể định luật này được phát biểu: Cường độ của dòng điện trong một đoạn mạch nhất định sẽ tỷ lệ thuận với điện áp ở 2 đầu của đoạn mạch và tỉ lệ nghịch với điện trở có trong đoạn mạch. Từ phát biểu này, ta có thể khái quát thành công thức: I = U/R Trong đó:
- I là cường độ dòng điện (A)
- U là điện áp (V)
- R là điện trở trong đoạn mạch (ôm)
Định luật ôm dành cho 1 đoạn mạch
Hiện nay, mạch điện được chia thành 2 cách mắc, đó là mắc nối tiếp và mắc song song. Với mỗi cách mắc, định luật ôm sẽ được tính theo các công thức khác nhau.
Mạch mắc nối tiếp
Mạch mắc nối tiếp Nếu các điện trở được mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện sẽ bằng nhau và hiệu điện thế tổng được tính bằng công thức:
- U = U1 + U2 + U3 + … + Un
Mạch mắc song song
Trong đoạn mạch có điện trở mắc song song, cường độ dòng điện sẽ được tính bằng cách tính tổng số dòng điện đi qua điện trở. Mạch song song Trong trường hợp này, hiệu điện thế trên đoạn mạch sẽ bằng nhau, U = U1 = U2 = U3… Cường độ dòng điện:
- I = I1 + I2 + I3 +… In
Điện năng và công suất
Điện năng là công được tạo ra bởi dòng điện. Chẳng hạn như khi bạn cho dòng điện chạy qua các thiết bị quạt điện, khiến cho cánh quạt quay, tức là dòng điện đang sản sinh ra công. Công của dòng điện được ký hiệu là W, có công suất là Oát, trong cuộc sống hàng ngày thường được tính bằng Wh hoặc KWh. Công thức tính dòng điện 1 chiều là:
- W = U x I x t
Trong đó:
- W là điện năng của dòng điện, được tính bằng June.
- U là điện áp
- I là cường độ dòng điện
- t là thời gian dòng điện chạy qua (tính bằng đơn vị s)
Công suất của dòng điện được tính bằng công thức: P = W / t = (U. I .t ) / t = U .I Áp dụng định luật ôm, ta có: P = U.I = U2 / R = R.I2 Hiểu một cách đơn giản, công suất của dòng điện là lượng điện năng được tiêu thụ trong 1 khoảng thời gian nhất định, cụ thể là 1s.
Cách điều chỉnh dòng điện 1 chiều
Từ dòng điện 1 chiều, chúng ta có thể đổi thành dòng điện xoay chiều và ngược lại. Để chuyển từ điện xoay chiều thành điện 1 chiều, chúng ta có thể sử dụng biến tần và dùng mạch điều chỉnh dòng điện 1 chiều. Biến tần được sử dụng để đổi chiều dòng điện Dòng điện sẽ được truyền vào cuộn sơ cấp thông qua một đĩa tròn. Khi đĩa hình tròn quay, dòng điện sẽ được chuyển hướng và tạo thành dòng điện mới. Cách sử dụng biến tần tương đối phức tạp. Vì thế, loại máy này thường được sử dụng khi dùng điện mặt trời, chuyển từ điện 1 chiều sang xoay chiều để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về dòng điện 1 chiều. Dù không có nhiều ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày như dòng điện xoay chiều nhưng dòng điện một chiều cũng có những vai trò vô cùng quan trọng. Hãy tìm hiểu thật kỹ để nắm được và ghi nhớ các đặc điểm và công thức tính dòng điện 1 chiều nhé. Hiểu thật kỹ sẽ giúp bạn sử dụng an toàn và hiệu quả hơn.
Cam kết của Công Ty Viki – Công ty chuyên cung cấp thiết bị điện, vật tư nước lớn tại TPHCM
Công Ty Viki là đại lý, nhà phân phối thiết bị điện, vật tư nước khu vực TPHCM, cũng như toàn quốc. Sản phẩm chúng tôi được bảo hành chính hãng: – Chúng tôi cam kết giá cạnh tranh – Giao hàng nhanh – Sản phẩm chính hãng (mới 100%) – Tư vấn nhiệt tình – Bảo hành 1-2 năm, đổi trả linh hoạt – Có chứng chỉ CO,CQ. – Có xuất hóa đơn VAT
CÔNG TY CỔ PHẨN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VIKI
XEM THÊM: