Cảm ứng hồng ngoại Kawasan SS20C3
- Điện áp hoạt động: 110-240VAC/50-60Hz
- Góc quét : ngang 180° – dọc 45
- Khoảng cách quét :2-4m(nhiệt độ > 32°C), 4-6m(nhiệt độ < 28°C), 7~8m(<24C)
- Thời gian điều chỉnh tự tắt :10 giây ~30 phút(điều chỉnh được)
- Độ sáng chỉnh cảm biến hoạt động:3LUX(Đêm)- >2000LUX(ngày)
- Nhiệt độ hoạt động : -10+40°C
- Công suất tiêu thụ không tải: <0.5W
- Công suất ra tải :1200W(đèn sợi đốt), 800W(compact) ,100W(LED )
- Độ cao lắp đặt âm tường:1.2-1.5m
- Vị trí công tắc ON:Đèn sáng thường trực
- Vị trí công tắc OFF:Đèn tắt hẳn
- Vị trí công tắc AUTO:Đèn sáng chế độ tự động cảm ứng
- Nút LUX :Điều chỉnh chế độ nhận biết môi trường sáng hay tối để kích hoạt chế độ cảm biến hồng ngoại:
- Nếu điều chỉnh nút LUX xoay về phía “mặt trời “thì cảm biến sẽ luôn luôn hoạt động (kể cả sáng hay tối) để nhận chuyển động thân nhiệt trong vùng quét để bật đèn, nghĩa là sẽ cảm ứng cả ngày và đêm.
- Nếu điều chỉnh nút LUX xoay về phía “mặt trăng “thì cảm biến chỉ hoạt động trong môi trường tối (chỉnh về hết bên dấu “-“ là thật tối, chỉnh ở khoảng giữa là môi trường thiếu ánh sáng (30lux)) thì cảm ứng mới làm việc, nghĩa là khi môi trường đủ ánh sáng (>30lux) thì cảm ứng sẽ không hoạt động.
***Khi thiết bị đã cảm ứng bật đèn thì chế độ cảm biến sáng/tối không còn ảnh hưởng đến quá trình cảm biến thân nhiệt chuyển động trong chu kỳ đó.
- Nút TIME :Điều chỉnh thời gian tự tắt,trong khoảng thời gian có thể chỉnh tự tắt từ 10 giây đến 7 phút.Thời gian trễ này sẽ được bắt đầu tính lại trong chu kỳ cảm ứng mới, nếu luôn có người trong vùng quét công tắc sẽ luôn bật và đèn luôn sáng.
*** Nên chỉnh khoảng giữa (khoảng 2~3 phút) để hạn chế đèn bị thường xuyên bật tất, gây cảm giác không thoải mái khi sử dụng.
6-CÁCH LẮP ĐẶT VÀ ĐẤU DÂY:
6.1-Cách lắp đặt: Lắp âm vào đế hộp chữ nhật âm tường 105x94x39mm
6.2-Cách đấu dây:
CHÚ Ý:
- Tắt nguồn điện trước khi đấu nối thiết bị
- Kết nối dây nguồn và bóng đèn cho cảm ứng như sơ đồ hướng dẫn.
- Không lắp thiết bị trong vùng gần mặt phản chiếu mạnh như gương,mặt gỗ bóng…
- Không lắp thiết bị trong vùng có tác nhân của gió làm chuyển động rèm cửa, cây cối, quạt hút, lò vi sóng
Sơ Đồ Nối Dây Điện Với Bóng Đèn
***Thiết bị được thiết kế 3 dây, trong đó dây N va L phải cấp nguồn cho cảm ứng và 1 dây ra đèn (Load) kết hợp với dây N
***Chú ý lắp xong cho mạch ổ định và đèn có thể chớp trong vòng 3~5 phút đầu.
KIỂM TRA THÔNG TIN KỸ THUẬT THIẾT BỊ:
Hướng mũi tên là hướng người di chuyển ĐÚNG (lắp sao cho người di chuyển vuông góc với tia) tgoại)
Hướng mũi tên là hướng người di chuyển SAI( đi song song với tia hồng ngoại)
7-MỘT SỐ VẤN ĐỀ THƯỜNG XẨY RA VÀ CÁCH KHẮC PHỤC:
- Tải không làm việc (bóng đèn không sáng):
a. Kiểm tra nguồn điện vào bóng đèn kết nối với cảm ứng đã có điện ra chưa?.
b. Kiểm tra lại xem bóng đèn cò vấn đề gì không?.
c. Kiểm tra Nút Lux đã phù hợp với ánh sáng làm việc của môi trường chưa?.
- Độ nhạy kém:
a. Kiểm tra phía trước mắt cảm ứng xem có bị che khuất bởi vật cản không?.
b. Kiểm tra xem nhiệt độ môi trường có quá cao không?.
c. Kiểm tra xem có bị nhiễu tín hiệu trong vùng làm việc không?.
d. Kiểm tra chiều cao lắp đặt.
- Cảm ứng không thể tự tắt: (đèn sáng không tắt)
a. Kiểm xem xung quanh có thân nhiệt liên tục di chuyển trong vùng cảm ứng không? Có thể dùng băng keo trắng dán bớt kinh cảm ứng lại để hạn chế góc quét.
b. Thời gian trễ có dài quá không?
c. Kiểm xem có sự thay đổi nhiệt độ môi trường gần cảm ứng, gần thiết bị điều hoà nhiệt độ, gần lò sưởi ấm. v.v…không?